Bạn thường thắc mắc rằng, tại sao google lại không index bài viết hoặc website? Trong bài viết dưới đây, Quảng cáo Facebook Hải Phòng sẽ cùng bạn tìm hiểu những nguyên nhân chính có thể gây ra sự cố này.
1-Khác biệt giữa www không www
Hai website www.domain.com và domain.com là hai website hoàn toàn khác nhau. Vậy nên nếu gặp tình trạng website không index thì bạn nên kiểm tra cả hai phiên bản.
Hãy thiết lập một tên miền ưa thích trong Google Search Console bằng cách: Vào Cài đặt (Góc phải màn hình, bên dưới hình ảnh đại diện Gmail) → Cài đặt trang web → Chọn tên miền ưa thích. Thông thường là sẽ chọn không www.
2-Google chưa tìm thấy website
Trường hợp này thường xảy ra với những website mới, chỉ cần chờ một vài ngày là Google sẽ cập nhật trên hệ thống.
Tuy nhiên nếu như Google vẫn không index thì hãy tải lên Sitemap và yêu cầu Google lập chỉ mục. Bạn có thể tham khảo thêm hướng dẫn từ Google.
3-Chưa có sitemap
Sitemap (Sơ đồ trang web) là một tập tin liệt kê các trang, bài viết trên web để Google và các công cụ tìm kiếm khác biết về cách sắp xếp nội dung trang web của bạn. Sitemap có hai loại là sitemap cho công cụ tìm kiếm (sitemap.xml) và sitemap cho người đọc (sitemap.html). Ta đang nói tới sitemap cho công cụ tìm kiếm.
Mọi website nên có sitemap! Để tạo sitemap hãy vào: http://www.xml-sitemaps.com
Trường hợp bạn dùng WordPress thì cài tiện ích SEO Yoast hoặc Google XML Sitemaps.
4-Lỗi thu thập dữ liệu
Trong trường hợp này, Google không lập chỉ mục website được vì không thu thập được dữ liệu.
Để khắc phục hãy kiểm tra lỗi thu thập dữ liệu bằng cách vào Google Search Console → Chọn website → Crawl (Thu thập dữ liệu) → Crawl Errors (Lỗi thu thập dữ liệu).
5-Bị chặn bởi Robots.txt
Đôi khi bạn vô tình chặn việc lập chỉ mục trong tập tin Robots.txt. Bạn chỉ cần xóa đi dòng bị chặn đó là được. Xem thêm về cách sử dụng Robots.txt tại: http://www.robotstxt.org/robotstxt.html
6-Quá nhiều nội dung trùng lặp
Nếu website có quá nhiều nội dung trùng lặp, chẳng hạn bài viết, sản phẩm copy hoặc nhiều liên kết trả về cùng một bài viết, cũng là một trong các nguyên nhân Google không index.
Ví dụ: domain.com/san-pham/giay-da và domain.com/san-pham/giay-da?sort=blue đều trả về cùng một bài viết thì được coi là trùng lặp.
Hãy sử dụng chuyển hướng 301 để giải quyết nội dung trùng lặp kiểu này.
7-Tính năng ngăn chặn công cụ lập chỉ mục đang bật
Lỗi này thường xảy ra trong WordPress, bạn vào Cài đặt (Settings) → Reading (Đọc) → Nhìn ô cuối cùng
8-Web bị chặn bởi .htaccess
Cấu hình sai có thể khiến .htaccess chặn thu thập dữ liệu và lập chỉ mục
9-Cấu hình meta tag là NOINDEX
Website bị cấu hình dưới đây sẽ chặn Google thu thập và lập chỉ mục website.
<META NAME=”ROBOTS” CONTENT=”NOINDEX, NOFOLLOW”>
10-Lỗi Ajax/Javascript
Google có khả năng lập chỉ mục Ajax/Javascript, nhưng khó khăn hơn HTML nhiều. Vì vậy nếu cấu hình Ajax và JavaScript không hợp lí, Google có thể không lập chỉ mục website được.
11-Tải trang web quá lâu
Google không thích website tải quá chậm. Nếu quá trình tải mất quá nhiều thời gian thì Google sẽ không lập chỉ mục.
12-Hosting Down Times
Down Times hiểu đơn giản là lỗi không truy cập website được.. Hầu hết các đơn vị cung cấp host đều chỉ đảm bảo thời gian Up Times (thời gian vận hành) tối đa là 99%.
Hosting down times thì Google không thu thập dữ liệu được, do đó nó cũng không thể lập chỉ mục website được.
13-Website bị Deindex
Có thể website bị phạt nên Google đã gỡ bỏ toàn bộ kết quả khỏi trang kết quả tìm kiếm. Nếu là website mới, thì có thể trong quá khứ bị phạt. Hoặc bạn tiến hành deindex trong Google Search Console.
Mong rằng qua bài viết trên đây, mọi người đã có thêm thông tin để khắc phục được lỗi không index từ Google.
1-Khác biệt giữa www không www
Hai website www.domain.com và domain.com là hai website hoàn toàn khác nhau. Vậy nên nếu gặp tình trạng website không index thì bạn nên kiểm tra cả hai phiên bản.
Hãy thiết lập một tên miền ưa thích trong Google Search Console bằng cách: Vào Cài đặt (Góc phải màn hình, bên dưới hình ảnh đại diện Gmail) → Cài đặt trang web → Chọn tên miền ưa thích. Thông thường là sẽ chọn không www.
2-Google chưa tìm thấy website
Trường hợp này thường xảy ra với những website mới, chỉ cần chờ một vài ngày là Google sẽ cập nhật trên hệ thống.
Tuy nhiên nếu như Google vẫn không index thì hãy tải lên Sitemap và yêu cầu Google lập chỉ mục. Bạn có thể tham khảo thêm hướng dẫn từ Google.
3-Chưa có sitemap
Sitemap (Sơ đồ trang web) là một tập tin liệt kê các trang, bài viết trên web để Google và các công cụ tìm kiếm khác biết về cách sắp xếp nội dung trang web của bạn. Sitemap có hai loại là sitemap cho công cụ tìm kiếm (sitemap.xml) và sitemap cho người đọc (sitemap.html). Ta đang nói tới sitemap cho công cụ tìm kiếm.
Mọi website nên có sitemap! Để tạo sitemap hãy vào: http://www.xml-sitemaps.com
Trường hợp bạn dùng WordPress thì cài tiện ích SEO Yoast hoặc Google XML Sitemaps.
4-Lỗi thu thập dữ liệu
Trong trường hợp này, Google không lập chỉ mục website được vì không thu thập được dữ liệu.
Để khắc phục hãy kiểm tra lỗi thu thập dữ liệu bằng cách vào Google Search Console → Chọn website → Crawl (Thu thập dữ liệu) → Crawl Errors (Lỗi thu thập dữ liệu).
5-Bị chặn bởi Robots.txt
Đôi khi bạn vô tình chặn việc lập chỉ mục trong tập tin Robots.txt. Bạn chỉ cần xóa đi dòng bị chặn đó là được. Xem thêm về cách sử dụng Robots.txt tại: http://www.robotstxt.org/robotstxt.html
6-Quá nhiều nội dung trùng lặp
Nếu website có quá nhiều nội dung trùng lặp, chẳng hạn bài viết, sản phẩm copy hoặc nhiều liên kết trả về cùng một bài viết, cũng là một trong các nguyên nhân Google không index.
Ví dụ: domain.com/san-pham/giay-da và domain.com/san-pham/giay-da?sort=blue đều trả về cùng một bài viết thì được coi là trùng lặp.
Hãy sử dụng chuyển hướng 301 để giải quyết nội dung trùng lặp kiểu này.
7-Tính năng ngăn chặn công cụ lập chỉ mục đang bật
Lỗi này thường xảy ra trong WordPress, bạn vào Cài đặt (Settings) → Reading (Đọc) → Nhìn ô cuối cùng
8-Web bị chặn bởi .htaccess
Cấu hình sai có thể khiến .htaccess chặn thu thập dữ liệu và lập chỉ mục
9-Cấu hình meta tag là NOINDEX
Website bị cấu hình dưới đây sẽ chặn Google thu thập và lập chỉ mục website.
<META NAME=”ROBOTS” CONTENT=”NOINDEX, NOFOLLOW”>
10-Lỗi Ajax/Javascript
Google có khả năng lập chỉ mục Ajax/Javascript, nhưng khó khăn hơn HTML nhiều. Vì vậy nếu cấu hình Ajax và JavaScript không hợp lí, Google có thể không lập chỉ mục website được.
11-Tải trang web quá lâu
Google không thích website tải quá chậm. Nếu quá trình tải mất quá nhiều thời gian thì Google sẽ không lập chỉ mục.
12-Hosting Down Times
Down Times hiểu đơn giản là lỗi không truy cập website được.. Hầu hết các đơn vị cung cấp host đều chỉ đảm bảo thời gian Up Times (thời gian vận hành) tối đa là 99%.
Hosting down times thì Google không thu thập dữ liệu được, do đó nó cũng không thể lập chỉ mục website được.
13-Website bị Deindex
Có thể website bị phạt nên Google đã gỡ bỏ toàn bộ kết quả khỏi trang kết quả tìm kiếm. Nếu là website mới, thì có thể trong quá khứ bị phạt. Hoặc bạn tiến hành deindex trong Google Search Console.
Mong rằng qua bài viết trên đây, mọi người đã có thêm thông tin để khắc phục được lỗi không index từ Google.