Khớp cắn sâu là tình trạng sai lệch khớp cắn khiến hàm trên và hàm dưới mất đi sự cân đối. Khớp cắn sâu ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và thẩm mỹ gương mặt. Để hiểu rõ hơn về sai hình khớp cắn này cũng như tìm ra phương pháp điều trị phù hợp, bạn đọc có thể tham khảo tổng hợp những chia sẻ của các chuyên gia qua bài viết dưới đây.
Khớp cắn sâu là gì?
Khớp cắn sâu là khái niệm dùng để chỉ tình trạng sai lệch khớp cắn do sự bất cân đối giữa hai hàm. Nghĩa là, hàm trên và hàm dưới không đều nhau, hàm trên sẽ cụp sâu vào bên trong so với hàm còn lại. Tình trạng này có thể bắt gặp ở cả trẻ em và người lớn.


Mức độ cắn sâu nặng hay nhẹ được dựa trên tỷ lệ bao phủ bề mặt răng trên lên hàm đối diện. Tỷ lệ % càng lớn thì tình trạng cắn sâu càng nghiêm trọng. Do đó, cần chữa trị ngay để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng.

Đặc điểm nhận biết khớp cắn sâu

Tương quan hai hàm trên – dưới không đạt tỷ lệ chuẩn. Khi miệng ở trạng thái nghỉ, hàm trên gần như che khuất hàm dưới nên thường không thể nhìn thấy răng hàm dưới.
Răng hàm dưới có thể chạm hoặc không chạm với răng hàm trên. Nếu bị khớp cắn sâu nặng thì rìa răng hàm trên sẽ tiếp xúc với nướu trong thay vì răng hàm dưới.
Nhóm răng sau vẫn tiếp xúc với nhau, nhưng tiết diện tiếp xúc nhiều hay ít còn phụ thuộc cắn sâu nhẹ hay nặng.
Đường nối giữa trán – mũi – cằm có thể thẳng hay gãy khúc tùy thuộc mức độ cắn sâu của mỗi người.
Nguyên nhân gây tình trạng khớp cắn sâu hở lợi
Có ba nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khớp cắn sâu, đó là:

Do di truyền
Nếu bố hoặc mẹ có hiện tượng khớp cắn sâu thì 70% trẻ sinh ra cũng có thể bị di truyền đặc tính này.

Do xương hàm
Khi răng và xương hàm trên phát triển quá mạnh hoặc xương hàm kém phát triển (hoặc ngừng phát triển) sẽ dẫn đến tình trạng hàm dưới cụp sâu vào bên trong, gây mất thẩm mỹ.

Do thói quen xấu từ nhỏ
Một số thói quen khi còn nhỏ liên quan tới việc đẩy lưỡi vào mặt sau của răng cửa có thể gây tình trạng cắn sâu. Đó là: sử dụng núm giả, bình sữa trong thời gian dài, thói quen mút ngón tay hoặc có tật đẩy lưỡi. Nếu trẻ đã bị cắn sâu do di truyền, các tật xấu này có thể làm bệnh nghiêm trọng hơn.




Một số nguyên nhân khác: cắn móng tay, nghiến răng quá mức hoặc ngậm, cắn các vật cứng như bút viết ở lứa tuổi đang phát triển… cũng có thể dẫn đến hiện tượng khớp cắn sâu.

Khớp cắn sâu có nguy hiểm không?
Tương tự như các tình trạng sai khớp cắn khác, khớp cắn sâu cũng có thể dẫn đến một số tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng. Cụ thể là:

Gây mất thẩm mỹ
Việc hàm trên nhô ra che phủ hàm dưới sẽ khiến nụ cười trở nên kém duyên, kém tự nhiên. Khi đó, người bệnh luôn cảm thấy tự ti, e ngại trong giao tiếp, làm cuộc sống và công việc gặp nhiều khó khăn.

Giảm chức năng ăn nhai
Hai hàm khó chạm vào nhau gây khó khăn cho việc cắn xé, ăn nhai. Lâu dần ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa, gây các bệnh như đau bao tử, dạ dày…

Mòn răng hàm trên
Nếu không điều trị sớm, khớp cắn sâu sẽ gây ra hiện tượng mòn men răng hàm trên. Khi đó, ngà răng sẽ bị lộ gây ê buốt, đau nhức khi ăn uống, vệ sinh răng miệng.

Tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng
Khi men răng bị mài mòn, vi khuẩn sẽ tấn công và gây các bệnh về răng miệng.

Tổn thương khớp thái dương hàm
Khớp cắn sâu và lệch lạc diễn ra trong thời gian dài còn gây nên tình trạng rối loạn khớp thái dương, đau khớp hàm.

Vì vậy, việc điều trị khớp cắn sâu là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, cần cẩn trọng khi lựa chọn địa chỉ chữa cắn sâu cũng như phương pháp phù hợp để đảm bảo kết quả tốt và an toàn cho sức khỏe...

Tham khảo thêm tại đây >>> https://leetray.com/khop-can-sau/