#1. Không đọc sách này, chụp xấu đừng buồn (Henrry Carroll)
Nếu bạn là một tín đồ của việc đam mê chụp ảnh? Một tay chụp ảnh nghiệp dư? Hay đôi khi đây là một lĩnh vực bạn yêu thích và bạn muốn dấn thân để kiếm được thu nhập từ công việc nhiếp ảnh thì một gợi ý hàng đầu giành cho bạn là cuốn sách :” Không đọc sách này, chụp xấu đừng buồn”. Nội dung cuốn sách là những bí kíp được tác giả Henrry đúc kết thông qua những kiến thức ông có được từ việc chụp ảnh, căn góc máy, bố cục, phơi sáng,…từ đó cho ra đời những bức ảnh đẹp.
Với cách trình bày bằng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu. Cùng với những hình minh họa rõ nét được kèm theo, tác giả đã biến hóa những điều phức tạp trong nghệ thuật nhiếp ảnh trở nên đơn giản hóa khiến người đọc dễ dàng tiếp thu và ứng dụng. Nội dung cuốn sách là một nền tảng kiến thức vững chắc chia sẻ về những quy cách cơ bản cần nắm bắt trong chụp ảnh. Như cách điều chỉnh, căn góc máy, cách sắp xếp bố cục của một bức ảnh,… ” Khi cần thiết, hãy vứt mấy cái quy luật đi”, đó là một câu nói rất hay nằm trong chương 4 của cuốn sách như cho ta thấy rằng nghệ thuật đôi khi chính là ánh mắt cảm nhận của chính bản thân ta về bất cứ sự vật xung quanh được lưu lại bằng hình ảnh dưới góc chụp của một nhiếp ảnh chứ không phải nằm trong khuôn khổ của bất kỳ một quy luật nào.
>> Xem thông tin sách trên Tiki hoặc Shopee hoặc Fahasa.
khong-doc-sach-nay-chup-xau-dung-buon_60a2994c699d9-min.jpeg Nguồn ảnh: Fahasa
#2. Bàn về nhiếp ảnh (Susan Sontag)
“Nhiếp ảnh chỉ có thể tái hiện hiện thực. Nhưng ngay khi được chụp, hiện thực đó sẽ trở thành một phần của quá khứ”. Đó là một câu nói của Berenice Abbott, một nhiếp ảnh gia người Mỹ với 60 năm tuổi nghề và được biết đến như là một chuyên gia với những bức ảnh kiến trúc đen trắng của thành phố New York (Mỹ). Quả thật vậy, hình ảnh là thứ được lưu lại để con người ta có thể chiêm nghiệm và hoài niệm lại từng khoảnh khắc ấn tượng được lưu giữ lại qua ống kính máy ảnh. Tất cả những hình ảnh, video hay truyền hình ở nhiều định dạng khác nhau chúng được coi như một phép màu của khoa học ngưng đọng lại bất kỳ một khoảnh khắc nào trong quá khứ. Điều đó đã được tác giả Susan Sontag nhận ra, bà đã nêu ra rõ những quan điểm, vai trò, ý nghĩa và tác động của hình ảnh lên dấu vết tiêu bản của vật chất hiện thực thông qua sự ra đời của cuốn sách” Bàn về nhiếp ảnh”
“Bàn về nhiếp ảnh” như là một lời giải thích rằng nhiếp ảnh có thể tạo nên những sự hư cấu từ thực tế bằng cách ghi nhận thứ cần lưu lại chỉ bằng một công cụ hỗ trợ là máy ảnh. Từ đó tạo ra một thế giới song hành với thực tại tự nhiên. Chúng làm thỏa mãn sự mong muốn sống trong quá khứ của con người nhưng không làm lệch đi cái vòng quỹ đạo tự nhiên vốn có trong cuộc sống của họ. Nhưng với bản tính tò mò vốn có của loài người được tạo hóa ban phát, thì có vẻ như xã hội thời nay như một số cá nhân, tổ chức đã quá lạm dụng “công cũ lưu trữ quá khứ này” làm lấn át đi cái hiện thực tự nhiên, dẫn đến rất nhiều hệ lũy mà người ta còn gọi là hệ quả cuộc việc “sống ảo”.
>> Xem thông tin sách trên Tiki hoặc Shopee hoặc Fahasa.
ban_ve_nhiep_anh_thanh_ly-692x1024.jpg Nguồn ảnh: Fahasa
#3. Đi tìm Momo-Tập sách ảnh trốn tìm (Andrew Knapp)
Khác với cách kể chuyện bằng những câu chữ, dòng văn khiến đọc giả đi vào câu chuyện một cách từ từ chậm rãi thông qua sự cảm nhận đầu tiên bằng từng dòng cảm xúc miêu tả của tác giả. ” Đi tìm Momo” là cuốn sách Andrew Knapp đã độc đáo tạo nên một câu chuyện của riêng mình bằng cách đưa những hình ảnh sống động vào từng trang sách, từ đó người đọc có thể bất giác cảm nhận được ngay từng cung bậc cảm xúc chú chó đã trải nghiệm thông qua cuộc hành trình của mình.
” Đi tìm Momo” là cuốn nhật ký về hành trình giữa anh chàng kiến trúc sư Andrew Knapp và chú chó nhỏ tên Momo cùng nhau bắt đầu cuộc khám phá những điều thú vị bất tận của tự nhiên. Andrew đã ghi lại những khoảnh khắc chú chó nhỏ của mình mãi miết chơi trốn tìm thông qua những bức ảnh tươi đẹp về thiên nhiên, cùng công cuộc khám phá thế giới muôn màu muôn vẻ của Momo.
>> Xem thông tin sách trên Tiki hoặc Shopee hoặc Fahasa.
di-tim-mm-min.jpg Nguồn ảnh: Shopee
#4. Buổi đầu nhiếp ảnh Việt Nam (Terry Bennett)
Từ đầu những năm giữa thế kỷ XIX cho đến giữa những năm 1950, khi ấy Việt Nam còn là một đất nước lạc hậu và đang chịu sự đàn áp xâm lược của thực dân Pháp. Nhiếp ảnh thời kỳ này được coi là một việc khá là khó khăn đòi hỏi sự gan dạ, đồng cảm cũng như thấu hiểu từ chủ thể. Và Terry Bennett, tác giả của cuốn sách ” Buổi đầu nhiếp ảnh Việt Nam” đã thành công ghi lại những tấm ảnh đầu tiên của Việt Nam vào thời kỳ ấy, đó cũng là dấu ấn cho sự ra đời và phát triển của nhiếp ảnh tại Việt Nam.
Quyển sách :” Buổi đầu nhiếp ảnh Việt Nam” là cuộc hành trình đi theo dòng thời gian ghi lại những cột mốc lịch sử từ khi Việt Nam thành thuộc địa của Pháp cho đến khi giành được độc lập. Đây là một công trình được tác giả Terry Bennett dày công nghiên cứu trãi qua một thời gian dài đi cùng những với thăng trầm trong lịch sự dân tộc ta. Chắc hẳn đứa con tinh thần này của tác giả sẽ là một cẩm nang hỗ trợ quý báu cho những ai quan tâm đến lịch sử nhiếp ảnh hoặc những nhà sưu tầm tư liệu.
>> Xem thông tin sách trên Tiki hoặc Shopee hoặc Fahasa.
8234bc970db988f67698b850949e3def-min-1024x1009.jpg Nguồn ảnh: Tiki
#5. 100 Ý Tưởng Thay Đổi Nhiếp Ảnh (Mary Warner Marien)
Sự hình thành và phát triển của máy ảnh để tạo nên những tấm ảnh lưu giữ lại hiện thực vật thể đang tồn tại là một phát minh được coi là vĩ đại và có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển khoa học công nghệ của nhân loại. Người tạo ra là một nhà khoa học còn người chụp cũng được coi là một nghệ sĩ. Và chính ” Người nghệ sĩ phải tạo ra một tia lửa trước khi có thể nhóm lên ngọn lửa và trước khi nghệ thuật sinh ra, người nghệ sĩ phải sẵn sàng để ngọn lửa sáng tạo của chính mình nuốt trọn”.(François-Auguste-René Rodin)
Cuốn sách:” 100 ý tưởng thay đổi nhiếp ảnh” sẽ đưa bạn đi dọc suốt lịch sử hình thành và phát triển của nhiếp ảnh từ việc sử dụng những công cụ nhiếp ảnh thô sơ đời đầu cho ra những bức ảnh trắng đen, dương bản trực tiếp,.. cho đến việc tạo ra những máy ảnh kỹ thuật số đời mới hơn, hình ảnh rõ nét hơn, hay còn có những máy ảnh có thể chụp ảnh lấy liền,.. Sách “100 ý tưởng thay đổi nhiếp ảnh” được coi là cuốn nhật ký dấu ấn ghi lại công cuộc hiện thực hóa ước mơ lưu trữ quá khứ của con người, xong cùng với đó là sự cải tiến và phát triển nó ngày một hiện đại và tối ưu hơn.
>> Xem thông tin sách trên Tiki hoặc Shopee hoặc Fahasa.
100-min.png
Nguồn ảnh: Fahasa
Nguồn: https://tusachmeocon.org/5sach-hay-ve-nhiep-anh/
Nếu bạn là một tín đồ của việc đam mê chụp ảnh? Một tay chụp ảnh nghiệp dư? Hay đôi khi đây là một lĩnh vực bạn yêu thích và bạn muốn dấn thân để kiếm được thu nhập từ công việc nhiếp ảnh thì một gợi ý hàng đầu giành cho bạn là cuốn sách :” Không đọc sách này, chụp xấu đừng buồn”. Nội dung cuốn sách là những bí kíp được tác giả Henrry đúc kết thông qua những kiến thức ông có được từ việc chụp ảnh, căn góc máy, bố cục, phơi sáng,…từ đó cho ra đời những bức ảnh đẹp.
Với cách trình bày bằng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu. Cùng với những hình minh họa rõ nét được kèm theo, tác giả đã biến hóa những điều phức tạp trong nghệ thuật nhiếp ảnh trở nên đơn giản hóa khiến người đọc dễ dàng tiếp thu và ứng dụng. Nội dung cuốn sách là một nền tảng kiến thức vững chắc chia sẻ về những quy cách cơ bản cần nắm bắt trong chụp ảnh. Như cách điều chỉnh, căn góc máy, cách sắp xếp bố cục của một bức ảnh,… ” Khi cần thiết, hãy vứt mấy cái quy luật đi”, đó là một câu nói rất hay nằm trong chương 4 của cuốn sách như cho ta thấy rằng nghệ thuật đôi khi chính là ánh mắt cảm nhận của chính bản thân ta về bất cứ sự vật xung quanh được lưu lại bằng hình ảnh dưới góc chụp của một nhiếp ảnh chứ không phải nằm trong khuôn khổ của bất kỳ một quy luật nào.
>> Xem thông tin sách trên Tiki hoặc Shopee hoặc Fahasa.
khong-doc-sach-nay-chup-xau-dung-buon_60a2994c699d9-min.jpeg Nguồn ảnh: Fahasa
#2. Bàn về nhiếp ảnh (Susan Sontag)
“Nhiếp ảnh chỉ có thể tái hiện hiện thực. Nhưng ngay khi được chụp, hiện thực đó sẽ trở thành một phần của quá khứ”. Đó là một câu nói của Berenice Abbott, một nhiếp ảnh gia người Mỹ với 60 năm tuổi nghề và được biết đến như là một chuyên gia với những bức ảnh kiến trúc đen trắng của thành phố New York (Mỹ). Quả thật vậy, hình ảnh là thứ được lưu lại để con người ta có thể chiêm nghiệm và hoài niệm lại từng khoảnh khắc ấn tượng được lưu giữ lại qua ống kính máy ảnh. Tất cả những hình ảnh, video hay truyền hình ở nhiều định dạng khác nhau chúng được coi như một phép màu của khoa học ngưng đọng lại bất kỳ một khoảnh khắc nào trong quá khứ. Điều đó đã được tác giả Susan Sontag nhận ra, bà đã nêu ra rõ những quan điểm, vai trò, ý nghĩa và tác động của hình ảnh lên dấu vết tiêu bản của vật chất hiện thực thông qua sự ra đời của cuốn sách” Bàn về nhiếp ảnh”
“Bàn về nhiếp ảnh” như là một lời giải thích rằng nhiếp ảnh có thể tạo nên những sự hư cấu từ thực tế bằng cách ghi nhận thứ cần lưu lại chỉ bằng một công cụ hỗ trợ là máy ảnh. Từ đó tạo ra một thế giới song hành với thực tại tự nhiên. Chúng làm thỏa mãn sự mong muốn sống trong quá khứ của con người nhưng không làm lệch đi cái vòng quỹ đạo tự nhiên vốn có trong cuộc sống của họ. Nhưng với bản tính tò mò vốn có của loài người được tạo hóa ban phát, thì có vẻ như xã hội thời nay như một số cá nhân, tổ chức đã quá lạm dụng “công cũ lưu trữ quá khứ này” làm lấn át đi cái hiện thực tự nhiên, dẫn đến rất nhiều hệ lũy mà người ta còn gọi là hệ quả cuộc việc “sống ảo”.
>> Xem thông tin sách trên Tiki hoặc Shopee hoặc Fahasa.
ban_ve_nhiep_anh_thanh_ly-692x1024.jpg Nguồn ảnh: Fahasa
#3. Đi tìm Momo-Tập sách ảnh trốn tìm (Andrew Knapp)
Khác với cách kể chuyện bằng những câu chữ, dòng văn khiến đọc giả đi vào câu chuyện một cách từ từ chậm rãi thông qua sự cảm nhận đầu tiên bằng từng dòng cảm xúc miêu tả của tác giả. ” Đi tìm Momo” là cuốn sách Andrew Knapp đã độc đáo tạo nên một câu chuyện của riêng mình bằng cách đưa những hình ảnh sống động vào từng trang sách, từ đó người đọc có thể bất giác cảm nhận được ngay từng cung bậc cảm xúc chú chó đã trải nghiệm thông qua cuộc hành trình của mình.
” Đi tìm Momo” là cuốn nhật ký về hành trình giữa anh chàng kiến trúc sư Andrew Knapp và chú chó nhỏ tên Momo cùng nhau bắt đầu cuộc khám phá những điều thú vị bất tận của tự nhiên. Andrew đã ghi lại những khoảnh khắc chú chó nhỏ của mình mãi miết chơi trốn tìm thông qua những bức ảnh tươi đẹp về thiên nhiên, cùng công cuộc khám phá thế giới muôn màu muôn vẻ của Momo.
>> Xem thông tin sách trên Tiki hoặc Shopee hoặc Fahasa.
di-tim-mm-min.jpg Nguồn ảnh: Shopee
#4. Buổi đầu nhiếp ảnh Việt Nam (Terry Bennett)
Từ đầu những năm giữa thế kỷ XIX cho đến giữa những năm 1950, khi ấy Việt Nam còn là một đất nước lạc hậu và đang chịu sự đàn áp xâm lược của thực dân Pháp. Nhiếp ảnh thời kỳ này được coi là một việc khá là khó khăn đòi hỏi sự gan dạ, đồng cảm cũng như thấu hiểu từ chủ thể. Và Terry Bennett, tác giả của cuốn sách ” Buổi đầu nhiếp ảnh Việt Nam” đã thành công ghi lại những tấm ảnh đầu tiên của Việt Nam vào thời kỳ ấy, đó cũng là dấu ấn cho sự ra đời và phát triển của nhiếp ảnh tại Việt Nam.
Quyển sách :” Buổi đầu nhiếp ảnh Việt Nam” là cuộc hành trình đi theo dòng thời gian ghi lại những cột mốc lịch sử từ khi Việt Nam thành thuộc địa của Pháp cho đến khi giành được độc lập. Đây là một công trình được tác giả Terry Bennett dày công nghiên cứu trãi qua một thời gian dài đi cùng những với thăng trầm trong lịch sự dân tộc ta. Chắc hẳn đứa con tinh thần này của tác giả sẽ là một cẩm nang hỗ trợ quý báu cho những ai quan tâm đến lịch sử nhiếp ảnh hoặc những nhà sưu tầm tư liệu.
>> Xem thông tin sách trên Tiki hoặc Shopee hoặc Fahasa.
8234bc970db988f67698b850949e3def-min-1024x1009.jpg Nguồn ảnh: Tiki
#5. 100 Ý Tưởng Thay Đổi Nhiếp Ảnh (Mary Warner Marien)
Sự hình thành và phát triển của máy ảnh để tạo nên những tấm ảnh lưu giữ lại hiện thực vật thể đang tồn tại là một phát minh được coi là vĩ đại và có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển khoa học công nghệ của nhân loại. Người tạo ra là một nhà khoa học còn người chụp cũng được coi là một nghệ sĩ. Và chính ” Người nghệ sĩ phải tạo ra một tia lửa trước khi có thể nhóm lên ngọn lửa và trước khi nghệ thuật sinh ra, người nghệ sĩ phải sẵn sàng để ngọn lửa sáng tạo của chính mình nuốt trọn”.(François-Auguste-René Rodin)
Cuốn sách:” 100 ý tưởng thay đổi nhiếp ảnh” sẽ đưa bạn đi dọc suốt lịch sử hình thành và phát triển của nhiếp ảnh từ việc sử dụng những công cụ nhiếp ảnh thô sơ đời đầu cho ra những bức ảnh trắng đen, dương bản trực tiếp,.. cho đến việc tạo ra những máy ảnh kỹ thuật số đời mới hơn, hình ảnh rõ nét hơn, hay còn có những máy ảnh có thể chụp ảnh lấy liền,.. Sách “100 ý tưởng thay đổi nhiếp ảnh” được coi là cuốn nhật ký dấu ấn ghi lại công cuộc hiện thực hóa ước mơ lưu trữ quá khứ của con người, xong cùng với đó là sự cải tiến và phát triển nó ngày một hiện đại và tối ưu hơn.
>> Xem thông tin sách trên Tiki hoặc Shopee hoặc Fahasa.
100-min.png
Nguồn ảnh: Fahasa
Nguồn: https://tusachmeocon.org/5sach-hay-ve-nhiep-anh/