150 chuyên gia quốc tế dự hội nghị về ứng dụng phần mềm SAP
Hơn 150 chuyên gia bàn luận nhiều chủ đề tại hội nghị về phần mềm hoạch định nguồn lực trong doanh nghiệp (SAP ERP) lớn nhất châu Á, ở Đại học Duy Tân ngày 8-12/7.
Hội nghị SAP khu vực châu Á - Thái Bình Dương - Nhật Bản 2024 đồng tổ chức bởi Liên minh Đại học SAP, Hội đồng Học thuật APJC, Trung tâm năng lực học thuật ACC Melbourne và ĐH Duy Tân. SAP ERP là một trong những hệ thống phần mềm quản lý doanh nghiệp hàng đầu thế giới hiện nay.
Chương trình có sự góp mặt của hơn 150 người gồm giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia, giảng viên đại học, nghiên cứu viên thuộc đại học lớn toàn cầu như: Melbourne, Victoria, Sydney (Australia), Thanh Hoa (Trung Quốc), Nam California (Mỹ), Chiang Mai (Thái Lan), Quản lý Singapore, Quốc gia Singapore (NUS), Myongji (Hàn Quốc), Viện quản lý quốc tế (Ấn Độ), Santo Tomas (Philippines), Malaya (Malaysia), Kinh doanh UNSW (Singapore), Duy Tân...
Khách mời trải qua nhiều hoạt động như tọa đàm, thảo luận về tính bền vững (Sustainability), trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh, khám phá loạt phương pháp giảng dạy tốt nhất.
PGS.TS Yi Cheng từ Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc (hàng đầu, thứ năm) điều hành phiên chuyên đề về giảng dạy. Ảnh: Đại học Duy Tân
Phát biểu mở màn, ông Nguyễn Hồng Việt - Tổng giám đốc SAP Việt Nam - chỉ ra hầu hết công ty lớn toàn cầu đang dùng phần mềm SAP. Do đó, nếu sinh viên được đào tạo kiến thức thực tiễn và kỹ năng dùng SAP từ bậc đại học, họ sẽ có cơ hội tiếp cận vị trí tốt sau ra trường.
"Ngoài ra, nếu học SAP theo tiêu chuẩn toàn cầu, sinh viên có thể tiếp cận cơ hội việc làm mơ ước ở loạt công ty quốc tế. Tôi nghĩ giới trẻ nên xem đó là động lực, nỗ lực học tập nhằm tạo khác biệt, chinh phục nhà tuyển dụng và tạo đột phá trong nghề nghiệp tương lai", ông Hồng Việt cho hay.
Ban tổ chức đan xen loạt báo cáo, tọa đàm nhằm cung cấp thông tin mới về phần mềm SAP. Cụ thể, TS Michael Nuernberg - Phó chủ tịch toàn cầu về Partner Success của Liên minh Đại học và Học viện SAP, SAP SE - giải đáp các thắc mắc ở tham luận "Làm thế nào đưa công nghệ (đám mây) mới nhất vào chương trình giảng dạy?".
Dàn chuyên gia danh tiếng khác còn trình bày quan điểm, kiến thức ở tham luận "Nghệ thuật khả dĩ của AI trong doanh nghiệp".
Theo TS Karina Montilla Edmonds - Phó chủ tịch cấp cao, Giám đốc toàn cầu, Liên minh Đại học và học viện SAP, SAP SE, hiện họ có hơn 27.000 khách hàng dùng phần mềm SAP tích hợp AI. Do đó, đội ngũ của bà luôn tập trung tìm cách ứng dụng AI trong công việc sao cho hiệu quả nhất.
"AI ảnh hưởng mọi khía cạnh - từ cuộc sống đến công việc nhưng nó không phải câu trả lời cho mọi vấn đề. Chúng ta, nhất là sinh viên cần xây dựng kỹ năng cần thiết, nắm bắt xu hướng phát triển của công nghệ để làm chủ và dùng chúng phục vụ cuộc sống của mình", bà Edmonds phân tích.
TS Karina Montilla Edmonds (thứ hai từ trái sang) trình bày quan điểm tại hội nghị. Ảnh: Đại học Duy Tân
Ở tham luận chủ đề giảng dạy, PGS.TS. Yi Cheng, Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc), giới thiệu các phương pháp tốt nhất gồm S/4HANA GBI ở bậc đại học, cách họ điều chỉnh S/4HANA với chương trình giảng dạy Global Bike, tập trung nâng cao Global Bike và mối liên hệ với các ngành công nghiệp.
Ngoài ra, chuyên gia còn thảo luận loạt nội dung đang được quan tâm như: tổng quan về AI trong SAP, đổi mới và giải pháp từ SAP AI; làm thế nào tận dụng toàn bộ danh mục SAP UA trong giảng dạy; tích hợp các yếu tố hệ thống với nhận thức nhân hình, chất lượng thông tin nhằm giải thích ý định sử dụng ChatGPT của sinh viên.
Khách mời cũng hiểu thêm cách tích hợp Signavio với S/4HANA trong giảng dạy quy trình kinh doanh; tác động của AI đến dịch vụ kiểm toán hay chương trình giảng dạy SkiPP.
Các đại biểu APJ 2024 chụp lưu niệm. Ảnh: Đại học Duy Tân
Thầy Trần Nhật Tân - Phó hiệu trưởng Đại học Duy Tân - nhận định sự góp mặt của lãnh đạo cấp cao nhiều công ty, diễn giả danh tiếng, giáo sư hàng đầu lĩnh vực SAP cho thấy tầm quan trọng của hội nghị, làm nổi bật tinh thần hợp tác, thúc đẩy đổi mới trong nhiều mảng.
"Với sự tiến bộ nhanh của công nghệ, nhất là AI, việc tích hợp hệ thống như SAP kèm AI vào hoạt động kinh doanh rất quan trọng. Từ đó, cần thiết kết hợp SAP vào giảng dạy, nghiên cứu. Ngoài các buổi thảo luận học thuật, hy vọng hội nghị là động lực thúc đẩy mạng lưới, hợp tác và xây dựng các mối quan hệ, góp phần củng cố nỗ lực chung trong phát triển SAP và sự bền vững ở cộng đồng chúng ta", thầy Trần Nhật Tân nói.
Nhiều năm qua, Đại học Duy Tân đưa phần mềm SAP vào đào tạo các ngành thuộc khối kinh tế, công nghệ thông tin gồm: hệ thống thông tin quản lý, quản trị kinh doanh, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, marketing, tài chính - ngân hàng.
Vạn Phát
Nguồn: https://vnexpress.net/150-chuyen-gia-quoc-te-du-hoi-nghi-ve-ung-dung-phan-mem-sap-4769772.html
Hơn 150 chuyên gia bàn luận nhiều chủ đề tại hội nghị về phần mềm hoạch định nguồn lực trong doanh nghiệp (SAP ERP) lớn nhất châu Á, ở Đại học Duy Tân ngày 8-12/7.
Hội nghị SAP khu vực châu Á - Thái Bình Dương - Nhật Bản 2024 đồng tổ chức bởi Liên minh Đại học SAP, Hội đồng Học thuật APJC, Trung tâm năng lực học thuật ACC Melbourne và ĐH Duy Tân. SAP ERP là một trong những hệ thống phần mềm quản lý doanh nghiệp hàng đầu thế giới hiện nay.
Chương trình có sự góp mặt của hơn 150 người gồm giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia, giảng viên đại học, nghiên cứu viên thuộc đại học lớn toàn cầu như: Melbourne, Victoria, Sydney (Australia), Thanh Hoa (Trung Quốc), Nam California (Mỹ), Chiang Mai (Thái Lan), Quản lý Singapore, Quốc gia Singapore (NUS), Myongji (Hàn Quốc), Viện quản lý quốc tế (Ấn Độ), Santo Tomas (Philippines), Malaya (Malaysia), Kinh doanh UNSW (Singapore), Duy Tân...
Khách mời trải qua nhiều hoạt động như tọa đàm, thảo luận về tính bền vững (Sustainability), trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh, khám phá loạt phương pháp giảng dạy tốt nhất.
PGS.TS Yi Cheng từ Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc (hàng đầu, thứ năm) điều hành phiên chuyên đề về giảng dạy. Ảnh: Đại học Duy Tân
Phát biểu mở màn, ông Nguyễn Hồng Việt - Tổng giám đốc SAP Việt Nam - chỉ ra hầu hết công ty lớn toàn cầu đang dùng phần mềm SAP. Do đó, nếu sinh viên được đào tạo kiến thức thực tiễn và kỹ năng dùng SAP từ bậc đại học, họ sẽ có cơ hội tiếp cận vị trí tốt sau ra trường.
"Ngoài ra, nếu học SAP theo tiêu chuẩn toàn cầu, sinh viên có thể tiếp cận cơ hội việc làm mơ ước ở loạt công ty quốc tế. Tôi nghĩ giới trẻ nên xem đó là động lực, nỗ lực học tập nhằm tạo khác biệt, chinh phục nhà tuyển dụng và tạo đột phá trong nghề nghiệp tương lai", ông Hồng Việt cho hay.
Ban tổ chức đan xen loạt báo cáo, tọa đàm nhằm cung cấp thông tin mới về phần mềm SAP. Cụ thể, TS Michael Nuernberg - Phó chủ tịch toàn cầu về Partner Success của Liên minh Đại học và Học viện SAP, SAP SE - giải đáp các thắc mắc ở tham luận "Làm thế nào đưa công nghệ (đám mây) mới nhất vào chương trình giảng dạy?".
Dàn chuyên gia danh tiếng khác còn trình bày quan điểm, kiến thức ở tham luận "Nghệ thuật khả dĩ của AI trong doanh nghiệp".
Theo TS Karina Montilla Edmonds - Phó chủ tịch cấp cao, Giám đốc toàn cầu, Liên minh Đại học và học viện SAP, SAP SE, hiện họ có hơn 27.000 khách hàng dùng phần mềm SAP tích hợp AI. Do đó, đội ngũ của bà luôn tập trung tìm cách ứng dụng AI trong công việc sao cho hiệu quả nhất.
"AI ảnh hưởng mọi khía cạnh - từ cuộc sống đến công việc nhưng nó không phải câu trả lời cho mọi vấn đề. Chúng ta, nhất là sinh viên cần xây dựng kỹ năng cần thiết, nắm bắt xu hướng phát triển của công nghệ để làm chủ và dùng chúng phục vụ cuộc sống của mình", bà Edmonds phân tích.
TS Karina Montilla Edmonds (thứ hai từ trái sang) trình bày quan điểm tại hội nghị. Ảnh: Đại học Duy Tân
Ở tham luận chủ đề giảng dạy, PGS.TS. Yi Cheng, Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc), giới thiệu các phương pháp tốt nhất gồm S/4HANA GBI ở bậc đại học, cách họ điều chỉnh S/4HANA với chương trình giảng dạy Global Bike, tập trung nâng cao Global Bike và mối liên hệ với các ngành công nghiệp.
Ngoài ra, chuyên gia còn thảo luận loạt nội dung đang được quan tâm như: tổng quan về AI trong SAP, đổi mới và giải pháp từ SAP AI; làm thế nào tận dụng toàn bộ danh mục SAP UA trong giảng dạy; tích hợp các yếu tố hệ thống với nhận thức nhân hình, chất lượng thông tin nhằm giải thích ý định sử dụng ChatGPT của sinh viên.
Khách mời cũng hiểu thêm cách tích hợp Signavio với S/4HANA trong giảng dạy quy trình kinh doanh; tác động của AI đến dịch vụ kiểm toán hay chương trình giảng dạy SkiPP.
Các đại biểu APJ 2024 chụp lưu niệm. Ảnh: Đại học Duy Tân
Thầy Trần Nhật Tân - Phó hiệu trưởng Đại học Duy Tân - nhận định sự góp mặt của lãnh đạo cấp cao nhiều công ty, diễn giả danh tiếng, giáo sư hàng đầu lĩnh vực SAP cho thấy tầm quan trọng của hội nghị, làm nổi bật tinh thần hợp tác, thúc đẩy đổi mới trong nhiều mảng.
"Với sự tiến bộ nhanh của công nghệ, nhất là AI, việc tích hợp hệ thống như SAP kèm AI vào hoạt động kinh doanh rất quan trọng. Từ đó, cần thiết kết hợp SAP vào giảng dạy, nghiên cứu. Ngoài các buổi thảo luận học thuật, hy vọng hội nghị là động lực thúc đẩy mạng lưới, hợp tác và xây dựng các mối quan hệ, góp phần củng cố nỗ lực chung trong phát triển SAP và sự bền vững ở cộng đồng chúng ta", thầy Trần Nhật Tân nói.
Nhiều năm qua, Đại học Duy Tân đưa phần mềm SAP vào đào tạo các ngành thuộc khối kinh tế, công nghệ thông tin gồm: hệ thống thông tin quản lý, quản trị kinh doanh, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, marketing, tài chính - ngân hàng.
Vạn Phát
Nguồn: https://vnexpress.net/150-chuyen-gia-quoc-te-du-hoi-nghi-ve-ung-dung-phan-mem-sap-4769772.html