Trong giai đoạn 2010 - 2015, ngành nhựa là một trong những ngành công nghiệp có mức tăng trưởng cao nhất tại Việt Nam, chỉ sau viễn thông và dệt may. Trong đó có những mặt hàng nhựa có tốc độ tăng trưởng đạt gần 100%. Với mức tăng trưởng như vậy, ngành nhựa được đánh giá lá một trong những ngành năng động, mũi nhọn của Việt Nam. Năm 2016, tốc độ tăng trưởng ngành nhựa được dự đoán sẽ tăng lên 15%. Mức độ tăng trưởng ổn định và ấn tượng của ngành nhựa tại Việt Nam đã hấp dẫn những công ty nhựa lớn nước ngoài tham gia đầu tư tại Việt Nam. Tính trên cả nước hiện có khoảng gần 1.500 doanh nghiệp nhựa đang hoạt động. Số lượng doanh nghiệp nội vẫn đang chiếm ưu thế với 85%.
Và lẽ tất nhiên, song song với quá trình phát triển đó là hàng loạt các tác động tiêu cực đến môi trường mà hàng ngày người lao động và người dân phải gánh chịu, đây là vấn đề gây nhức nhối trong dư luận cũng như gây khó khăn cho các nhà quản lý môi trường.
Các nguồn ô nhiễm phát sinh từ quá trình sản xuất các sản phẩm nhựa:
-      Khí thải, bụi:
+ Qúa trình đùn ép nhựa, nấu nhựa phát sinh khí VOC, NO, SO,…gậy hại cho sức khỏe con người (có nguy cơ gây ung thư và các bệnh liên quan) và môi trường xung quanh.
+ Hơi của nhựa bị làm nóng (Styren, xylen)
+ Bụi trong quá trình phân loại, xay, cắt nhựa,…gây các bệnh về hô hấp.
-      Nước thải:
+ Nước thải phát sinh từ công đôạn làm nguội sản sảm sau khi ép khuôn. Loại nước thải này được tuần hoàn tái sử dụng nên không phát sinh nhiều.
+ Nước thải từ quá trình rửa nguyên liệu: chứa nhiều chứa vô cơ, hữu cơ dính bám trên nhựa, bao gồm các chất độc hại và vi sinh vật gây bệnh
-      Chất thải rắn
+ Sản phẩm nhựa không đạt chất lượng và nhựa vụn phát sinh trong gia công sản xuất (cắt, gọt nhựa, định hình,…)
+ Bao bì carton sau sử dụng
-      Nguồn ô nhiễm khác
+ Nhựa thừa phát sinh chủ yếu từ quá trình hoạt động của máy ép đùn nhựa, công đoạn nấu, làm nguội nhựa.
+ Qúa trình nấu, đùn ép nhựa gây mùi hôi khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và môi trường xung quanh
+Tiếng ồn và độ rung: từ công đôạn xay, cắt nguyên liệu ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân
Tác động đến môi trường:
-       Ô nhiễm nhựa trong các vùng nước dẫn đến vô số cái chết của động vật thủy sản, và điều này cũng ảnh hưởng đến các nhà máy thủy sản ở một mức độ đáng kể.
-       Nhựa cháy dẫn đến ô nhiễm không khí, do việc phát hành các hóa chất độc hại, dẫn đến ô nhiễm không khí. Tái chế đòi hỏi người lao động, những người có nguy cơ phát triển da và các vấn đề hô hấp do hít phải hóa chất độc hạị,…
ð Từ những nguyên nhân trên, việc lập Báo cáo giám sát môi trường định kì cho các cơ sở sản xuất nhựa là rất cần thiết, nó vừa giúp doanh nghiệp hạn chế được ô nhiễm, vừa giúp nhà quản lý có thể theo dõi được chất lượng môi trường từ các hoạt động sản xuất.
Đối tượng thực hiện:
-      Đối tượng phải thực hiện chương trình giám sát môi trường (quan trắc môi trường): các cơ sở sản xuất nhựa đang hoạt động và thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo Điều 16, Nghị định số 18/2014/NĐ-CP) và Kế hoạch bảo vệ môi trường (theo Điều 33, Luật Bảo vệ môi trường 55/2014/ QH 13 này 13/06/2014).
-      Các dự án xây dựng cơ sở sản xuất nhựa đã có giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường, giấy phê duyệt đánh giá tác động môi trường phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ.
Các bước thực hiện:
-      Bước 1: khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh dự án xây dựng vùng sản xuất sản phẩm hạt nhựa, nhựa
-      Bước 2: Xác định nguồn thải gây ô nhiễm xung quanh vùng sản xuất sản phẩm hạt nhựa, nhựa.
-      Bước 3: Lấy mẫu nước thải, khí thải, chất thải rắn thải ra từ hoạt động sản xuất sản phẩm hạt nhựa, nhựa
-      Bước 4: Đánh giá chất lượng môi trường
-      Bước 5: Đánh giá tác động từng nguồn gây ô nhiễm so với chỉ tiêu quy định.
-      Bước 6: Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố.
-      Bước 7: Đề xuất phương án xử lý nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động sản xuất sản phẩm hạt nhựa, nhựa
-      Bước 8: Trình nộp báo cáo lên cơ quan chức năng
 
 
Hãy liên hệ với chúng tôi – Công ty tư vấn môi trường Phong Phú được tư vấn.
Công ty Tư vấn Môi trường Phong Phú
Phương Thanh – 0918787089
Đ/c: 217 Nguyễn Thái Sơn, Phường 7, Quận Gò Vấp
Email: Congtyphongphujsc@gmail.com
ĐT: 08.38942589-82