Ngày nay xã hội phát triển kéo theo kinh tế, xã hội phát triển. Bởi những tác động đó nên nhiều người chọn du học theo kinh tế tài chính, nghiên cứu về tiền điện tử đang rất nổi hiện nay.
Bitcoin và nhiều loại tiền điện tử đang là những hình thức tiền tệ tương đối mới và là đề tài của nhiều tranh cãi về mục đích, chức năng và tương lai của chúng.
Thế nhưng giá trị của Bitcoin đã tăng lên tới 20 lần chỉ trong một năm vừa qua. Một Bitcoin có trị giá tới 15.333,56 USD. Thế giới tiền điện tử một thời từng chịu nhiều dèm pha, bị giới đầu tư coi quá rủi ro hoặc thậm chí là lừa đảo.
Tiến vào thị trường kinh tế chính thống và trở thành một ngành đầu tư nghiêm túc cho giới thương nhân dày dặn kinh nghiệm. Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về tiền điện tử và đặc biệt là những ngành học đi đầu trong lĩnh vực này.
Chọn ngành du học theo kinh tế tài chính và nghiên cứu về tiền điện tử  He-thong-giao-duc
Tiền điện tử (cryptocurrency) là gì?
Nhà đầu tư nổi tiếng Warren Buffet đã nói: "Đừng bao giờ đầu tư vào một lĩnh vực kinh doanh mà bạn không hiểu". Có lẽ xuất phát từ chính bản chất phức tạp của các  tiền điện tử mà giới đầu tư thời kỳ đầu mới trở nên cực kỳ dè dặt.
Sự phát triển của Internet đã nảy sinh một vấn đề là làm sao để chuyển tiền một cách nhanh chóng và an toàn.
Không thể chỉ đợi để gửi tiền giấy và tiền xu qua bưu điện, đặc biệt, chi phí làm các loại tiền truyền thống cũng rất cao.
Giải pháp cho vấn đề này là tiền điện tử. Những năm trước đây, các ngân hàng nhà nước được định giá theo vật chất.
Ví dụ, Chính phủ Hoa Kỳ dùng vàng để làm chuẩn cho các giao dịch và số liệu tài chính. Như vậy giá trị của đô la Mỹ liên quan trực tiếp đến mức dự trữ vàng liên bang của nước này.
Trong suốt thế kỷ 20, chính phủ các nước đã chuyển sang một cách làm khác, trong đó giá trị của tiền tệ được tự do biến động (free-floating) và không những kim loại quý như vàng không còn là mức thang tiêu chuẩn để định giá đồng tiền mà thay vào đó giá trị của tiền được quyết định trên sức mua cũng như số lượng mua và bán hiện hành.
Tiền ngày càng trở nên số hoá và biến động. Hiện tượng này cũng gây ra nhiều tranh cãi về hình thức quản lý và dịch chuyển tiền tệ trên thế giới.
Hầu hết các ngân hàng chấp nhận đồng tiền số (thanh toán điện tử bằng thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng đã rất quen thuộc), thì vẫn có những lo ngại về an ninh mạng và mức độ tin tưởng vào giới ngân hàng của xã hội trước nỗi sợ về tiềm năng suy thoái kinh tế.
Nhu cầu tiền điện tử được sinh ra từ đó.
Khác với các loại tiền truyền thống được phát hành bởi một tổ chức trung tâm như ngân hàng nhà nước, tiền điện tử được tạo ra bởi hệ thống riêng, theo một tỉ suất được công khai rộng rãi.
Một số người dự đoán rằng tiền điện tử sẽ thay thế loại tiền truyền thống từ các ngân hàng, hoặc ít nhất cả hai dòng tiền này sẽ tồn tại song song. Điểm tương đồng giữa tiền truyền thống và bitcoins là:
-         Cả hai đều một nguồn cung giới hạn và được kế hoạch rõ ràng
-         Không ngân hàng trung ương kiểm soát nguồn cung
-         Lạm phát thấp
-         Không nhiều phụ phí trong các giao dịch quốc tế
-         Nền kinh tế  ít chịu kiểm soát từ chính phủ địa phương
>>> Xem thêm tại: https://duhoctranquang.edu.vn/du-hoc/du-hoc-canada/
THÔNG TIN LIÊN HỆ
1. Hà Nội: B40 - TT6 Phố Bạch Thái Bưởi - KĐT Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội. Hotline: 096.343.1986
2. HCM: Số 4/5B Đường Hậu Giang - Phường 4 - Quận Tân Bình - Thành Phố Hồ Chí Minh. Hotline 0886.455.755
3. Hải Phòng: Hotline 0983.199.669
4. Miền Trung (từ Thanh hóa đến Quảng Nam): Hotline 093.6446.988
Tel: 0243 782 0202 - 0282 2531 667
Email: trq.study@gmail.com