Những năm gần đây, Gia Lai là một trong những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế – xã hội nhanh và toàn diện nhất khu vực Tây Nguyên. Lợi thế sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhiều cảnh quan nổi tiếng và kho tàng văn hóa sử thi đặc sắc, Gia Lai đã và đang trở thành điểm đến mới của nhiều doanh nghiệp lớn, trong đó có FLC.
Được biết Gia Lai là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế và hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế:
Tiềm Năng Phát Triển Của Mảnh Đất Tây Nguyên Anh_2-1
Về cơ sở hạ tầng: Ngoài các tuyến đường quốc lộ 14,19,25, đường Hồ Chí Minh, đường Đông Trường Sơn, tỉnh Gia Lai còn sở hữu cảng hàng không Pleiku với các chuyến bay hằng ngày đi TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An. Do đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, kết nối Gia Lai với các tỉnh duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và nhiều địa phương trong nước và quốc tế.
Về vị trí: Nằm ở phía Bắc của Tây Nguyên, có chung 90km đường biên giới với tỉnh Ratanakiri – Campuchia.
Về phát triển Công nghiệp: Gia Lai có khu công nghiệp Trà Đa, Khu công nghiệp Nam Pleiku, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh và các Cụm công nghiệp ở thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa, huyện Chư Sê…thu hút rất nhiều doanh nghiệp, các kỹ sư, công nhân về đây làm việc. Đây sẽ là những địa điểm thuận lợi cho các nhà đầu tư địa ốc triển khai thực hiện các dự án.
Tiềm Năng Phát Triển Của Mảnh Đất Tây Nguyên Anh_1
Về du lịch: Gia Lai có nhiều danh lam, thắng cảnh, nhiều di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng như Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể của nhân loại; Quần thể di tích Tây Sơn Thượng Đạo; làng kháng chiến Stơr gắn với tên tuổi Anh hùng Núp; các địa danh lịch sử, các thắng cảnh thiên nhiên như Biển Hồ, thác Phú Cường, thác Chín Tầng, thác 50, vườn Quốc gia Kon Ka Kinh,…
Đáng chú ý hơn, tháng 01/2019 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Gia Lai đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050, thị trường nhà đất Gia Lai nói chung và TP. Pleiku nói riêng đã có dấu hiệu sôi động. Đây sẽ là đầu mối giao thương, trung chuyển hàng hóa và dịch vụ thương mại trong tam giác phát triển ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Đây đồng thời là vùng kinh tế tổng hợp bao gồm kinh tế cửa khẩu, kinh tế nông nghiệp – lâm nghiệp, công nghiệp, du lịch văn hóa – lịch sử, sinh thái gắn với bảo tồn cảnh quan thiên nhiên…
Bên cạnh đó, lãnh đạo tỉnh Gia Lai đã tổ chức nhiều hội nghị xúc tiến đầu tư, mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh để tham gia thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh, phấn đấu đưa thành phố Pleiku trở thành đô thị loại một trước năm 2020.
Trong bối cảnh giá nhà đất ở những khu vực đô thị lớn đã bị đẩy lên quá cao, nhiều nhà đầu tư đã xem xét và chuyển hướng dòng đầu tư đến những khu vực còn tiềm năng. Giới chuyên gia cho biết, bất động sản Gia Lai những năm gần đây phát triển nhanh nhờ sự tăng trưởng vùng kinh tế tổng hợp và những cú hích hạ tầng.
Hội tụ đầy đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, dự án FLC Hilltop GIA LAI đang là điểm đến thu hút các nhà đầu tư địa ốc, đầu tư khi mức giá chưa tăng cao, lại lựa chọn được các vị trí đẹp đắc địa mà không phải chi một số tiền lớn, dư địa phát triển của thị trường vô cùng tiềm năng,…


Xem đầy đủ bài viết: https://hilltop.flcgialai.vn/tin-tuc/tiem-nang-phat-trien-cua-manh-dat-tay-nguyen-188