Chào bác sĩ! Chu kỳ kinh nguyệt của em khá đều, giao động từ 30-32 ngày. Em mới có kinh hết 2 tuần thì đến nay lại thấy ra máu nữa ạ, em lo lắng quá. Bác sĩ cho em hỏi Hiện tượng ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt do đâu? phải làm sao khắc phục ạ? Mong bác sĩ tư vấn sớm giúp em! (Hồ Thị L. – TPHCM)
Chào em! Theo như em mô tả, thì tình trạng của em thuộc xuất huyết âm đạo bất thường, có liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Để tìm hiểu rõ, mời em theo dõi thông tin giải đáp chi tiết dưới đây.
HIỆN TƯỢNG RA MÁU GIỮA CHU KỲ KINH NGUYỆT DO ĐÂU?
Vùng kín nữ giới là cơ quan vô cùng “nhạy cảm”, đặc biệt là cơ quan sinh sản: âm đạo, buồng trứng, tử cung… chỉ cần có một chút tác động từ bên ngoài như vệ sinh không đúng cách, mắc bệnh phụ khoa cũng khiến khu vực này tổn thương, chảy máu. Bên cạnh đó, cũng có đến hơn 35% các trường hợp hiện tượng ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt có liên quan đến quá trình rụng trứng và mang thai. Cụ thể các nguyên nhân như sau:
Do rụng trứng
Một số ít chị em ra máu giữa chu kì kinh (đối với chị em có chu kỳ đều đặn) có liên quan đến việc phóng noãn, rụng trứng. Máu xuất hiện ít, có thể chị là vệt nhỏ, đốm máu nhỏ ra kèm dịch âm đạo.
Bên cạnh đó, ở thời điểm này, chị em còn có các biểu hiện rụng trứng khác như: ngực hơi căng, đau lưng, âm âm ỉ bụng dưới, dịch âm đạo ra nhiều hơn và có màu như lòng trắng trứng gà, dễ kéo sợi, ham muốn tình dục tăng cao hơn…
Nếu chị em đang mong con, có thể quan hệ vào thời điểm này để tăng tỉ lệ thụ thai. Ngược lại, nếu muốn tránh thai thì cần tránh những ngày “cửa sổ rụng trứng” ra nhé!
Ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt do mang thai
Đối với chị em có đời sống tình dục thường xuyên, ít sử dụng biện pháp tránh thai thì việc chảy một ít máu ở giữa chu kỳ kinh có thể là máu báo thai. Lý giải về tình trạng ra máu này, chuyên gia cho biết “Khi trứng thụ tinh di chuyển vào tử cung làm tổ thì hợp tử sẽ bám vào lớp nội mạc tử cung, khiến niêm mạc bong tróc và gây chảy máu. Song lượng máu chảy ít, số lượng không đáng kể”
Chị em có thể chú ý đến đặc điểm của máu báo thai, như sau:
+ Máu thường có màu hồng hoặc màu đỏ tươi
+ Máu ra vệt hoặc đốm nhỏ, không vón cục và không có dịch nhầy
+ Số lượng ít, chỉ ra 1-2 ngày là hết
Bên cạnh hiện tượng ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt (máu báo thai) thì cơ thể chị em khi mang thai cũng sẽ có một số thay đổi như: ngực căng hơn, mệt mỏi, đi tiểu nhiều hơn, buồn ngủ, thèm ăn, dễ cáu gắt, ốm nghén…
Để biết bản thân có mang thai hay không, bạn có thể mua que về thử, nếu kết quả 2 vạch tức là chị em đã mang thai. Tuy nhiên, ở thời điểm quá sớm kết quả thử thai thường không chính xác. Chị em có thể đến cơ sở y tế chuyên phụ khoa làm xét nghiệm HCG để có kết luận nhanh sau 15 phút, kết quả chính xác đến 99,9%
Do dùng thuốc tránh thai khẩn cấp
Một số chị em mới sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày lần đầu. Hoặc dùng thuốc tránh thai khẩn cấp (loại chứa progestin) có thể gây rối loạn nội tiết cơ thể, chảy máu vùng kín ở mức độ nhẹ. Máu rải rác vài ngày hoặc kéo dài khoảng 1 tuần khi dùng thuốc. Đây có thể là tác dụng phụ của thuốc.
Do bị rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt thường xảy ra ở những chị em ở tuổi dậy thì mới có kinh nguyệt, thời gian này buồng trứng hoạt động chưa ổn định. Bên cạnh đó, phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh (sau 40) chức năng buồng trứng suy giảm cũng bị rối loạn chu kì kinh.
Bên cạnh đó, sự rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ chính là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn kinh nguyệt, thường gặp ở chị em thường xuyên căng thẳng, stress, thức khuya, dùng nhiều thuốc tây, ăn uống thiếu chất…
Việc tiết ra hormone không đều đặn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của buồng trứng, xáo trộn vòng kinh và từ đó gây kinh sớm, chậm kinh, mất kinh hoặc hiện tượng ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt.
Mắc bệnh phụ khoa
Các bệnh lý phụ khoa được liệt kê sau đây là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn kinh nguyệt, ra máu giữa chu kỳ kinh:
• Polyp tử cung: Sự hình thành 1 hoặc nhiều khối u ở tử cung có thể gây tổn thương cơ quan sinh dục, dịch âm đạo ra nhiều, gây chảy máu âm đạo bất thường, rong huyết ngoài chu kỳ kinh; ra máu nhiều và kéo dài khi hành kinh.
• U xơ tử cung: Đây là bệnh thường gặp ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, với biểu hiện: ra máu bất thường giữa chu kỳ kinh; đau bụng khi hành kinh, máu kinh ra nhiều, có thể có cục máu đông, đau và tức bụng dưới, tiểu khó…
• Lạc nội mạc tử cung: Các mô nội mạc tử cung xâm lấn ở nhiều vị trí khác nhau như buồng trứng, tử cung, bàng quang... có thể bong tróc và gây chảy máu bất cứ lúc nào, bao gồm cả hiện tượng ra máu giữa chu kỳ kinh, rong kinh, cường kinh, đau bụng kinh dữ dội…
• Viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung: Khi cổ tử cung bị sưng, viêm loét, đau đớn có thể gây chảy máu sau quan hệ tình dục nếu quan hệ mạnh bạo. Bên cạnh đó, chị em thấy chu kỳ kinh không đều, đau âm ỉ bụng dưới, dịch âm đạo ra nhiều liên tục…
Bệnh ung thư cổ tử cung
Đây là bệnh lý nguy hiểm, cần được phát hiện và chữa trị ngay lập tức thì cơ hội khỏi bệnh cao. Tuy nhiên, đa phần các trường hợp bị ung thư cổ tử cung, các triệu chứng mờ nhạt, không rõ ràng, nên chị em thường chủ quan bỏ qua. Một số triệu chứng nhận biết bao gồm:
+ Kinh nguyệt rối loạn, chảy máu giữa chu kỳ kinh
+ Rong kinh, máu kinh có màu đỏ đậm hoặc vón cục, mùi hôi
+ Đau bụng dưới âm ỉ, đau lưng, cơ thể mệt mỏi, chán ăn…
Chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ, làm PAP – tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ 1 năm/lần theo chỉ định bác sĩ. Với chị em chưa quan hệ tình dục, có thể tiêm vacxin phòng ngừa HPV.
Chấn thương vùng kín
Chấn thương vùng kín cũng là nguyên nhân hàng đầu gây chảy máu vùng kín bất thường. Bao gồm: nạo phá thai, đặt vòng tránh thai, dùng dụng cụ tình dục, quan hệ mạnh bạo, thụt rửa âm đạo sâu… chấn thương khiến âm đạo, cổ tử cung bị xuất huyết nên mới có tình trạng ra máu giữa chu kỳ kinh.
PHẢI LÀM SAO KHI BỊ RA MÁU GIỮA CHU KỲ KINH?
Ra máu giữa chu kỳ kinh do nhiều nguyên nhân gây ra. Tùy vào từng trường hợp thì mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản khác nhau. Tuy nhiên, chị em không cần quá lo lắng và cũng không nên chủ quan với tình trạng của mình.
Bởi tình trạng này nếu phát hiện sớm và chữa trị đúng cách thì sẽ khỏi nhanh chóng. Do đó, chị em hãy đi thăm khám càng sớm càng tốt. Điều quan trọng là phải lựa chọn những địa chỉ chuyên về sản phụ khoa, có bác sĩ giỏi để được chẩn đoán chính xác và có phác đồ chữa trị phù hợp với tình trạng bệnh từng người.
Với những trường hợp sau, chị em cần chru động đi khám ngay:
:diamonds: Máu ra nhiều hoặc có màu bất thường (màu nâu, đen, đỏ sẫm, ra nhiều cục máu đông)
:diamonds: Ra máu giữa chù kỳ kinh kèm theo đau bụng dữ dội, toát mồ hôi, mệt mỏi hoặc sốt
:diamonds: Ra máu kéo dài nhiều ngày (trên 7 ngày)
:diamonds: Kinh nguyệt thường xuyên bị rối loạn
:diamonds: Ra máu giữa chu kỳ ở hai tháng liên tiếp
:diamonds: Chị em ra máu và nghi ngờ đang mang thai
Ngoài việc đi khám, tuân thủ các hướng dẫn điều trị từ bác sĩ, chị em cũng cần xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt khoa học, cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi hợp lý; thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ để bảo vệ bản thân tốt nhất.
Xem thêm thông tin về chúng tôi:
+ Báo Tiền Phong: Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu TPHCM - Luôn vì sự hài lòng của mọi bệnh nhân
+ Dân Trí: Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu - Địa chỉ “vàng” chăm sóc sức khỏe toàn diện
+ Báo Lao Động: Phòng khám Đa Khoa Hoàn Cầu: Chữa bệnh xương khớp bằng y học cổ truyền
+ Báo Gia Đình: Phòng khám Đa Khoa Hoàn Cầu: Khám chữa bệnh tận tâm – không lo về chi phí
+ Tin tức 24h: Phòng khám Đa Khoa Hoàn Cầu - Địa chỉ cắt bao quy đầu uy tín, chất lượng
+ Báo Pháp Luật: Khám nam khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu thế nào?
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀN CẦU
- Thời gian hoạt động: 8:00 – 20:00 mỗi ngày kể cả ngày lễ
- Địa chỉ phòng khám: 80-82 Châu Văn Liêm, P.11, Q.5, TP.HCM
- Website: Phòng khám đa khoa Hoàn cầu
- Hotline tư vấn: (028) 3923 9999
Chào em! Theo như em mô tả, thì tình trạng của em thuộc xuất huyết âm đạo bất thường, có liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Để tìm hiểu rõ, mời em theo dõi thông tin giải đáp chi tiết dưới đây.
HIỆN TƯỢNG RA MÁU GIỮA CHU KỲ KINH NGUYỆT DO ĐÂU?
Vùng kín nữ giới là cơ quan vô cùng “nhạy cảm”, đặc biệt là cơ quan sinh sản: âm đạo, buồng trứng, tử cung… chỉ cần có một chút tác động từ bên ngoài như vệ sinh không đúng cách, mắc bệnh phụ khoa cũng khiến khu vực này tổn thương, chảy máu. Bên cạnh đó, cũng có đến hơn 35% các trường hợp hiện tượng ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt có liên quan đến quá trình rụng trứng và mang thai. Cụ thể các nguyên nhân như sau:
Do rụng trứng
Một số ít chị em ra máu giữa chu kì kinh (đối với chị em có chu kỳ đều đặn) có liên quan đến việc phóng noãn, rụng trứng. Máu xuất hiện ít, có thể chị là vệt nhỏ, đốm máu nhỏ ra kèm dịch âm đạo.
Bên cạnh đó, ở thời điểm này, chị em còn có các biểu hiện rụng trứng khác như: ngực hơi căng, đau lưng, âm âm ỉ bụng dưới, dịch âm đạo ra nhiều hơn và có màu như lòng trắng trứng gà, dễ kéo sợi, ham muốn tình dục tăng cao hơn…
Nếu chị em đang mong con, có thể quan hệ vào thời điểm này để tăng tỉ lệ thụ thai. Ngược lại, nếu muốn tránh thai thì cần tránh những ngày “cửa sổ rụng trứng” ra nhé!
Ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt do mang thai
Đối với chị em có đời sống tình dục thường xuyên, ít sử dụng biện pháp tránh thai thì việc chảy một ít máu ở giữa chu kỳ kinh có thể là máu báo thai. Lý giải về tình trạng ra máu này, chuyên gia cho biết “Khi trứng thụ tinh di chuyển vào tử cung làm tổ thì hợp tử sẽ bám vào lớp nội mạc tử cung, khiến niêm mạc bong tróc và gây chảy máu. Song lượng máu chảy ít, số lượng không đáng kể”
Chị em có thể chú ý đến đặc điểm của máu báo thai, như sau:
+ Máu thường có màu hồng hoặc màu đỏ tươi
+ Máu ra vệt hoặc đốm nhỏ, không vón cục và không có dịch nhầy
+ Số lượng ít, chỉ ra 1-2 ngày là hết
Bên cạnh hiện tượng ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt (máu báo thai) thì cơ thể chị em khi mang thai cũng sẽ có một số thay đổi như: ngực căng hơn, mệt mỏi, đi tiểu nhiều hơn, buồn ngủ, thèm ăn, dễ cáu gắt, ốm nghén…
Để biết bản thân có mang thai hay không, bạn có thể mua que về thử, nếu kết quả 2 vạch tức là chị em đã mang thai. Tuy nhiên, ở thời điểm quá sớm kết quả thử thai thường không chính xác. Chị em có thể đến cơ sở y tế chuyên phụ khoa làm xét nghiệm HCG để có kết luận nhanh sau 15 phút, kết quả chính xác đến 99,9%
Do dùng thuốc tránh thai khẩn cấp
Một số chị em mới sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày lần đầu. Hoặc dùng thuốc tránh thai khẩn cấp (loại chứa progestin) có thể gây rối loạn nội tiết cơ thể, chảy máu vùng kín ở mức độ nhẹ. Máu rải rác vài ngày hoặc kéo dài khoảng 1 tuần khi dùng thuốc. Đây có thể là tác dụng phụ của thuốc.
Do bị rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt thường xảy ra ở những chị em ở tuổi dậy thì mới có kinh nguyệt, thời gian này buồng trứng hoạt động chưa ổn định. Bên cạnh đó, phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh (sau 40) chức năng buồng trứng suy giảm cũng bị rối loạn chu kì kinh.
Bên cạnh đó, sự rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ chính là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn kinh nguyệt, thường gặp ở chị em thường xuyên căng thẳng, stress, thức khuya, dùng nhiều thuốc tây, ăn uống thiếu chất…
Việc tiết ra hormone không đều đặn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của buồng trứng, xáo trộn vòng kinh và từ đó gây kinh sớm, chậm kinh, mất kinh hoặc hiện tượng ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt.
Mắc bệnh phụ khoa
Các bệnh lý phụ khoa được liệt kê sau đây là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn kinh nguyệt, ra máu giữa chu kỳ kinh:
• Polyp tử cung: Sự hình thành 1 hoặc nhiều khối u ở tử cung có thể gây tổn thương cơ quan sinh dục, dịch âm đạo ra nhiều, gây chảy máu âm đạo bất thường, rong huyết ngoài chu kỳ kinh; ra máu nhiều và kéo dài khi hành kinh.
• U xơ tử cung: Đây là bệnh thường gặp ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, với biểu hiện: ra máu bất thường giữa chu kỳ kinh; đau bụng khi hành kinh, máu kinh ra nhiều, có thể có cục máu đông, đau và tức bụng dưới, tiểu khó…
• Lạc nội mạc tử cung: Các mô nội mạc tử cung xâm lấn ở nhiều vị trí khác nhau như buồng trứng, tử cung, bàng quang... có thể bong tróc và gây chảy máu bất cứ lúc nào, bao gồm cả hiện tượng ra máu giữa chu kỳ kinh, rong kinh, cường kinh, đau bụng kinh dữ dội…
• Viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung: Khi cổ tử cung bị sưng, viêm loét, đau đớn có thể gây chảy máu sau quan hệ tình dục nếu quan hệ mạnh bạo. Bên cạnh đó, chị em thấy chu kỳ kinh không đều, đau âm ỉ bụng dưới, dịch âm đạo ra nhiều liên tục…
Bệnh ung thư cổ tử cung
Đây là bệnh lý nguy hiểm, cần được phát hiện và chữa trị ngay lập tức thì cơ hội khỏi bệnh cao. Tuy nhiên, đa phần các trường hợp bị ung thư cổ tử cung, các triệu chứng mờ nhạt, không rõ ràng, nên chị em thường chủ quan bỏ qua. Một số triệu chứng nhận biết bao gồm:
+ Kinh nguyệt rối loạn, chảy máu giữa chu kỳ kinh
+ Rong kinh, máu kinh có màu đỏ đậm hoặc vón cục, mùi hôi
+ Đau bụng dưới âm ỉ, đau lưng, cơ thể mệt mỏi, chán ăn…
Chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ, làm PAP – tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ 1 năm/lần theo chỉ định bác sĩ. Với chị em chưa quan hệ tình dục, có thể tiêm vacxin phòng ngừa HPV.
Chấn thương vùng kín
Chấn thương vùng kín cũng là nguyên nhân hàng đầu gây chảy máu vùng kín bất thường. Bao gồm: nạo phá thai, đặt vòng tránh thai, dùng dụng cụ tình dục, quan hệ mạnh bạo, thụt rửa âm đạo sâu… chấn thương khiến âm đạo, cổ tử cung bị xuất huyết nên mới có tình trạng ra máu giữa chu kỳ kinh.
PHẢI LÀM SAO KHI BỊ RA MÁU GIỮA CHU KỲ KINH?
Ra máu giữa chu kỳ kinh do nhiều nguyên nhân gây ra. Tùy vào từng trường hợp thì mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản khác nhau. Tuy nhiên, chị em không cần quá lo lắng và cũng không nên chủ quan với tình trạng của mình.
Bởi tình trạng này nếu phát hiện sớm và chữa trị đúng cách thì sẽ khỏi nhanh chóng. Do đó, chị em hãy đi thăm khám càng sớm càng tốt. Điều quan trọng là phải lựa chọn những địa chỉ chuyên về sản phụ khoa, có bác sĩ giỏi để được chẩn đoán chính xác và có phác đồ chữa trị phù hợp với tình trạng bệnh từng người.
Với những trường hợp sau, chị em cần chru động đi khám ngay:
:diamonds: Máu ra nhiều hoặc có màu bất thường (màu nâu, đen, đỏ sẫm, ra nhiều cục máu đông)
:diamonds: Ra máu giữa chù kỳ kinh kèm theo đau bụng dữ dội, toát mồ hôi, mệt mỏi hoặc sốt
:diamonds: Ra máu kéo dài nhiều ngày (trên 7 ngày)
:diamonds: Kinh nguyệt thường xuyên bị rối loạn
:diamonds: Ra máu giữa chu kỳ ở hai tháng liên tiếp
:diamonds: Chị em ra máu và nghi ngờ đang mang thai
Ngoài việc đi khám, tuân thủ các hướng dẫn điều trị từ bác sĩ, chị em cũng cần xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt khoa học, cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi hợp lý; thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ để bảo vệ bản thân tốt nhất.
Xem thêm thông tin về chúng tôi:
+ Báo Tiền Phong: Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu TPHCM - Luôn vì sự hài lòng của mọi bệnh nhân
+ Dân Trí: Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu - Địa chỉ “vàng” chăm sóc sức khỏe toàn diện
+ Báo Lao Động: Phòng khám Đa Khoa Hoàn Cầu: Chữa bệnh xương khớp bằng y học cổ truyền
+ Báo Gia Đình: Phòng khám Đa Khoa Hoàn Cầu: Khám chữa bệnh tận tâm – không lo về chi phí
+ Tin tức 24h: Phòng khám Đa Khoa Hoàn Cầu - Địa chỉ cắt bao quy đầu uy tín, chất lượng
+ Báo Pháp Luật: Khám nam khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu thế nào?
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀN CẦU
- Thời gian hoạt động: 8:00 – 20:00 mỗi ngày kể cả ngày lễ
- Địa chỉ phòng khám: 80-82 Châu Văn Liêm, P.11, Q.5, TP.HCM
- Website: Phòng khám đa khoa Hoàn cầu
- Hotline tư vấn: (028) 3923 9999