Nhiều người cứ mặc định rằng khi có một số bệnh lý nào đó nhưng chúng không biểu hiện đau rát ra bên ngoài thì không cần phải đi khám bởi sẽ không nguy hiểm. Trong đó có cả hiện tượng đi ngoài ra máu nhưng không đau rát. Vậy thì tình trạng này có nguy hiểm không? và có cần phải đi khám không?

LÝ GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN ĐI NGOÀI RA MÁU NHƯNG KHÔNG ĐAU RÁT
Hiện tượng đi ngoài ra máu nhưng không đau có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Chính bởi vì chúng không biểu hiện đau đớn nên nhiều người thường chủ quan, không để ý đến tình trạng này cho đến khi gặp vấn đề nghiêm trọng.
Đi ngoài ra máu có nghĩa là khi bệnh nhân đi đại tiện sẽ phát hiện có vết máu dính trên phân hoặc thấm nhẹ trên giấy vệ sinh, máu có thể là đỏ tươi hoặc đỏ thẫm tùy vào từng nguyên nhân mắc phải. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, việc bệnh nhân gặp phải tình trạng này đa phần đều là do mắc phải một số bệnh lý tại hậu môn - trực tràng như sau:

1. Đi cầu ra máu nhưng không đau do bệnh trĩ
Trĩ được xem là căn bệnh phổ biến nhất trong số các bệnh liên quan đến hậu môn trực tràng. Hầu như ai cũng đều có thể mắc bệnh trĩ, nhất là những đối tượng làm việc văn phòng, ăn uống thiếu chất xơ, phụ nữ mang thai hoặc người béo phì,..
Khi bị mắc bệnh trĩ ở giai đoạn đầu, nhất là bệnh trĩ nội thì thường bệnh nhân sẽ không cảm nhận được cơn đau hoặc chỉ đau nhẹ ở vùng hậu môn. Bên cạnh đó là lượng máu chảy ít, do đó nếu không để ý kỹ thì khó có thể nhận ra. Cho đến khi tình trạng đi vệ sinh nặng, lượng máu chảy ra nhiều hơn hoặc cảm giác đau dữ dội thì người bệnh mới nhận ra.

2. Đi cầu ra máu nhưng không đau do Polyp đại tràng
Bệnh chủ yếu do những khối u lành tính gây ra. Hầu như khi mắc bệnh polyp trực tràng, người bệnh sẽ không cảm nhận được các biểu hiện đau đớn ngoài dấu hiệu duy nhất đó là đi cầu ra máu. Chính vì vậy, mà một số bệnh nhân rất khó có thể phát hiện ra bản thân mắc bệnh này.
Việc không phát hiện được bệnh lý này chúng có thể dẫn đến biến chứng cho sức khỏe, thậm chí là dễ gây ung thư trực tràng nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân. Do đó, cách duy nhất để sớm biết được mình bị polyp đại tràng là bệnh nhân nên tích cực theo dõi sức khỏe định kỳ.
HCM - Đi ngoài ra máu nhưng không đau rát có phải đi khám không? Di-ngoai-ra-mau-nhung-khong-dau-rat-co-can-di-kham-khong


3. Đi cầu ra máu nhưng không đau là do viêm đại tràng
Đây cũng là bệnh lý khiến bệnh nhân có thể đi cầu ra máu nhưng không cảm thấy bị đau. Mới đầu, bệnh nhân sẽ đi ngoài với lượng máu tươi nhỏ dính trên phân. Về sau thì máu sẽ chảy nhiều hơn và nếu không điều trị thì bệnh sẽ đau đớn dần, bệnh tình ngày một xấu hơn.
Người bị viêm đại tràng còn có thể bị mót khi đi vệ sinh, tiêu chảy nhiều lần và có kèm theo chất nhầy,....

4. Đi cầu ra máu nhưng không đau do bệnh Crohn
Crohn là bệnh làm tổn thương đến đường tiêu hóa dẫn đến hiện tượng đau bụng và tiêu chảy. Tình trạng bệnh có thể diễn biến nghiêm trọng theo thời gian, lây lan đến các mô, từ đó gây suy nhược cơ thể và dẫn đến những biến chứng gây nguy hiểm khác.
Một số trường hợp mắc bệnh này sẽ không cảm nhận được triệu chứng gì kể cả đau đớn khi đi đại tiện. Tuy nhiên, một số trường hợp sẽ gặp triệu chứng như đi ngoài ra máu tươi, mệt mỏi, sốt, bị tiêu chảy, không có cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng,...

5. Đi cầu ra máu nhưng không đau do ung thư ruột kết
Ung thư ruột kết cũng là bệnh lý nguy hiểm gây đi cầu ra máu nhưng không đau. Chính biểu hiện không mấy đặc trưng này nên khiến một số người có thể nhầm lẫn hoặc không để tâm đến.
Ung thư ruột kết là bệnh có thể xảy ra ở hầu hết mọi lứa tuổi.Một số triệu chứng giúp bạn nhận ra căn bệnh này đó là thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt, sụt cân không rõ lý do, chướng bụng, khó tiêu, táo bón hoặc tiêu chảy thường xuyên, tính chất phân thay đổi,...
Việc đi cầu ra máu là một biểu hiện dễ thấy tại những bệnh nhân bị bệnh trĩ. Chính vì thế khi gặp triệu chứng trở nặng cần đến ngay bác sĩ để có những lời khuyên chính xác nhất.

ĐI NGOÀI RA MÁU NHƯNG KHÔNG ĐAU RÁT CÓ CẦN KHÁM BÁC SĨ KHÔNG?
Người bị đi cầu ra máu cho dù đau hoặc không đau thì tốt nhất cũng nên tiến đi khám bác sĩ để được kiểm tra chính xác tình trạng nguyên nhân mà bản thân đang gặp phải, từ đó có hướng điều trị kịp thời. Tránh gây ra những biến chứng nghiêm trọng như thiếu máu, ung thư trực tràng, lở loét hậu môn,...
Đặc biệt, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị đi ngoài ra máu khi có những triệu chứng như sau:
► Tình trạng xuất huyết kéo dài trên 2 - 3 tuần
► Đi cầu ra máu thường xuyên nhưng không đau đớn
► Giảm cân mệt mỏi mà không rõ nguyên do
► Đau hoặc sưng bụng
► Đi đại tiện phân ít hơn bình thường
► Rò rỉ phân không kiểm soát
HCM - Đi ngoài ra máu nhưng không đau rát có phải đi khám không? Di-ngoai-ra-mau-nhung-khong-dau-rat-co-can-di-kham-khong1

Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ có thể thực hiện một số phương pháp kiểm tra chẩn đoán bệnh. Từ đó, tùy thuộc vào từng mức độ - nguyên nhân bệnh lý mà sẽ ứng dụng phương pháp điều trị hiệu quả.
→ Nếu nguyên nhân đi cầu ra máu nhưng không đau xuất phát từ chế độ sinh hoạt, ăn uống,... thì người bệnh chỉ cần thay đổi lối sống hoặc dùng một số loại thuốc đặc trị, thuốc bổ để cải thiện bệnh tình.
→ Còn nếu là từ nguyên nhân bệnh lý nghiêm trọng thì bệnh nhân có thể sẽ được chỉ định can thiệp bằng các thủ thuật ngoại khoa như: Phương pháp PPH, HCPT, Longo,... để loại bỏ triệt để bệnh lý, bảo vệ chức năng hậu môn an toàn hơn, ngăn ngừa bệnh tái đi tái lại.

KHẮC PHỤC ĐI CẦU RA MÁU BẰNG CÁCH NÀO?
Để khắc phục tình trạng đi ngoài ra máu nhưng không đau thì bệnh nhân có thể áp dụng một số biện pháp như sau đây:
+ Ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, bổ sung nhiều chất xơ, rau củ quả
+ Tránh làm các công việ nặng quá sức, có sự vận động hợp lý
+ Không nên sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá
+ Tránh áp lực căng thẳng trong cuộc sống và trong khi đi đại tiện
+ Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, đúng cách, tránh dùng giấy quá cứng để lau
+ Có chế độ luyện tập thể theo phù hợp, ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý
+ Có thể kết hợp sử dụng các thực phẩm chức năng từ thiên nhiên. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
HCM - Đi ngoài ra máu nhưng không đau rát có phải đi khám không? Di-ngoai-ra-mau-nhung-khong-dau-rat-co-can-di-kham-khong2


Xem thêm thông tin về chúng tôi:
+ Báo Tiền Phong: Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu TPHCM - Luôn vì sự hài lòng của mọi bệnh nhân
+ Dân Trí: Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu - Địa chỉ “vàng” chăm sóc sức khỏe toàn diện
+ Báo Lao Động: Phòng khám Đa Khoa Hoàn Cầu: Chữa bệnh xương khớp bằng y học cổ truyền
+ Báo Gia Đình: Phòng khám Đa Khoa Hoàn Cầu: Khám chữa bệnh tận tâm – không lo về chi phí
+ Tin tức 24h: Phòng khám Đa Khoa Hoàn Cầu - Địa chỉ cắt bao quy đầu uy tín, chất lượng
+ Báo Pháp Luật: Khám nam khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu thế nào?
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀN CẦU
- Thời gian hoạt động: 8:00 – 20:00 mỗi ngày kể cả ngày lễ
- Địa chỉ phòng khám: 80-82 Châu Văn Liêm, P.11, Q.5, TP.HCM
- Website: Phòng khám đa khoa Hoàn cầu
- Hotline tư vấn: (028) 3923 9999