Cấu tạo bình chữa cháy nếu bạn nắm rõ sẽ giúp quá trình sử dụng chúng dễ dàng, an toàn hơn. Tìm hiểu từng loại bình chữa cháy trên thị trường.
Bình chữa cháy là một thiết bị cứu hộ khẩn cấp đóng vai trò quan trọng với bất cứ địa điểm nào. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại bình chữa cháy khác nhau. Mỗi loại sẽ có cách sử dụng, đặc điểm riêng nhằm phù hợp với mục đích, môi trường tương ứng. Do đó, để biết cách sử dụng thì cần phải hiểu rõ cấu tạo bình chữa cháy. Vậy mỗi loại bình chữa cháy khác nhau sẽ có đặc điểm cấu tạo như thế nào?
Bình chữa cháy khí CO2
Cấu tạo bình chữa cháy dạng khí CO2 có 4 bộ phận chính mà chúng ta cần biết. Đó là thân bình, cụm van xả, chốt hãm, loa và vòi phun. Trước tiên, về phần thân bình, có thiết kế chung dạng hình trụ đứng. Toàn bộ thân bình được làm từ thép đúc. Đặc trưng của bình chữa cháy đó chính là màu đỏ dễ nhận diện được phủ lên toàn bộ thân bình. Đây cũng chính là nơi cung cấp đầy đủ thông tin sản xuất liên quan đến bình chữa cháy, như là các thông số kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng,…
Hình ảnh tổng quát bình chữa cháy khí CO2
Cụm van xả của bình chữa cháy khi CO2 được làm từ loại hợp kim đồng. Tác dụng của cụm van xả này chính là ngăn chặn sự rò rỉ của khí ra bên ngoài. Chính vì vậy, bộ phận này được thiết kế theo dạng là van 1 chiều. Đây cũng là cách thiết kế, sản xuất bình chữa cháy khá phổ biến hiện nay trên thế giới. Các cụm van xả thường rất bền và có khả năng chống rỉ cực tốt.
Chốt hãm là bộ phận cũng được thiết kế bên cạnh cụm van xả. Chốt này có tác dụng giảm rủi ro bình bị nổ do áp suất trong bình tăng lên quá lên bằng cách xả bớt khí trong bình. Vì thế, khi mua bình bạn cần kiểm tra kỹ chi tiết này để đảm bảo hiệu quả sử dụng tốt nhất.
Cấu tạo bình chữa cháy CO2
Loa và vòi phun bình chữa cháy là bộ phận ảnh hưởng trực tiếp tới an toàn người sử dụng trong quá trình chữa cháy. Vì thế, bộ phận này được làm từ chất liệu nhựa cứng cách nhiệt. Bộ phận này sẽ được thiết kế miệng rộng dần ra phía ngoài, giúp cho quá trình chữa cháy đạt hiệu quả cao.
>>> Xem thêm dịch vụ : thi công hệ thống pccc
Bình chữa cháy dạng bột
Về cơ bản, cấu tạo bên ngoài của bình chữa cháy dạng bột cũng giống như bình khí CO2. Các bộ phận chính của bình bao gồm: vỏ bình, đồng hồ đo áp, chốt kẽm, cò bóp và vòi phun. Bên cạnh đó, cụm van xả của bình chữa cháy dạng bột có thể được làm theo kiểu vặn lò xo hoặc dạng van một chiều.
Một điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 loại bình chữa cháy này, đó là thành phần. Nếu bình dạng khí thì chỉ có 1 loại duy nhất là dạng khí CO2 thì bình dạng bột được chia thành nhiều loại bột khác nhau dựa vào đặc trưng của chất cháy.
Bình chữa cháy dạng bột
Theo quy định chung, các loại bột được kí hiệu dưới dạng chữ cái là A, B, C, D và E. Trong đó:
– A để quy định loại bột dùng cho chất cháy là dạng rắn (gỗ,…);
– B để quy định loại bột dùng cho đám cháy chất lỏng (xăng, dầu,…);
– C để quy định loại bột dùng cho đám cháy chất khí (khí gas, khí metan)
– D để quy định loại bột dùng cho đám cháy điện.
– E để quy định dùng cho đám cháy liên quan đến nấu ăn.
Mỗi bình chữa cháy dạng bột có thể sử dụng cho một hoặc nhiều chất cháy khác nhau. Để xác định được bình có thể áp dụng được với những chất cháy nào, người sử dụng nên lưu ý các thông tin trên bình. Nếu trên phần vỏ bình có kí hiệu những chữ cái nào tức là bình chữa cháy đó có thể sử dụng cho chất cháy tương tự theo quy tắc trên,. Ví dụ, nếu vỏ bình có ký hiệu AB tức là loại bình chữa cháy này dùng được cho cả các chất cháy dạng rắn và dạng lỏng.
Bình chữa cháy dạng bọt foam
Phần vỏ bình của bình chữa cháy bọt foam có đặc điểm tương tự hai loại bình trên, đó là được làm từ chất liệu thép và sơn màu đỏ toàn bộ. Trên cùng của bình cũng có các bộ phận như cụm van xả, van khóa, đồng hồ đo áp lực, ống dẫn, loa và vòi phun.
Điểm khác lớn nhất trong cấu tạo bình chữa cháy bọt foam so với hai loại còn lại đó là bên trong bình ngoài bọt foam còn có khí đẩy và ống dẫn nối. Ống dẫn này được nối thẳng tới cụm van xả trên đầu bình và khi bóp cò thì bọt foam sẽ được đẩy lên nhanh chóng qua đường này.
Cấu tạo chung của bình chữa cháy bọt foam
Trên đây là những thông tin cơ bản về cấu tạo bình chữa cháy. Các loại bình chữa cháy ngoài những đặc điểm cấu tạo chung theo quy định thì còn có những đặc điểm riêng. Do đó, để việc sử dụng an toàn và dập tắt đám cháy hiệu quả, người dùng nên đọc kỹ các thông tin sản xuất và hướng dẫn trên vỏ bình.
PCCC Hùng Gia Phát là đơn vị chuyên cung cấp các thiết bị trong công tác phòng cháy chữa cháy. Để biết thêm các thông tin về cấu tạo bình chữa cháy cũng như cách sử dụng của từng loại bình, bạn có thể liên hệ số hotline 0915 64 2323 để được tư vấn cụ thể.
Bình chữa cháy là một thiết bị cứu hộ khẩn cấp đóng vai trò quan trọng với bất cứ địa điểm nào. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại bình chữa cháy khác nhau. Mỗi loại sẽ có cách sử dụng, đặc điểm riêng nhằm phù hợp với mục đích, môi trường tương ứng. Do đó, để biết cách sử dụng thì cần phải hiểu rõ cấu tạo bình chữa cháy. Vậy mỗi loại bình chữa cháy khác nhau sẽ có đặc điểm cấu tạo như thế nào?
Bình chữa cháy khí CO2
Cấu tạo bình chữa cháy dạng khí CO2 có 4 bộ phận chính mà chúng ta cần biết. Đó là thân bình, cụm van xả, chốt hãm, loa và vòi phun. Trước tiên, về phần thân bình, có thiết kế chung dạng hình trụ đứng. Toàn bộ thân bình được làm từ thép đúc. Đặc trưng của bình chữa cháy đó chính là màu đỏ dễ nhận diện được phủ lên toàn bộ thân bình. Đây cũng chính là nơi cung cấp đầy đủ thông tin sản xuất liên quan đến bình chữa cháy, như là các thông số kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng,…
Hình ảnh tổng quát bình chữa cháy khí CO2
Cụm van xả của bình chữa cháy khi CO2 được làm từ loại hợp kim đồng. Tác dụng của cụm van xả này chính là ngăn chặn sự rò rỉ của khí ra bên ngoài. Chính vì vậy, bộ phận này được thiết kế theo dạng là van 1 chiều. Đây cũng là cách thiết kế, sản xuất bình chữa cháy khá phổ biến hiện nay trên thế giới. Các cụm van xả thường rất bền và có khả năng chống rỉ cực tốt.
Chốt hãm là bộ phận cũng được thiết kế bên cạnh cụm van xả. Chốt này có tác dụng giảm rủi ro bình bị nổ do áp suất trong bình tăng lên quá lên bằng cách xả bớt khí trong bình. Vì thế, khi mua bình bạn cần kiểm tra kỹ chi tiết này để đảm bảo hiệu quả sử dụng tốt nhất.
Cấu tạo bình chữa cháy CO2
Loa và vòi phun bình chữa cháy là bộ phận ảnh hưởng trực tiếp tới an toàn người sử dụng trong quá trình chữa cháy. Vì thế, bộ phận này được làm từ chất liệu nhựa cứng cách nhiệt. Bộ phận này sẽ được thiết kế miệng rộng dần ra phía ngoài, giúp cho quá trình chữa cháy đạt hiệu quả cao.
>>> Xem thêm dịch vụ : thi công hệ thống pccc
Bình chữa cháy dạng bột
Về cơ bản, cấu tạo bên ngoài của bình chữa cháy dạng bột cũng giống như bình khí CO2. Các bộ phận chính của bình bao gồm: vỏ bình, đồng hồ đo áp, chốt kẽm, cò bóp và vòi phun. Bên cạnh đó, cụm van xả của bình chữa cháy dạng bột có thể được làm theo kiểu vặn lò xo hoặc dạng van một chiều.
Một điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 loại bình chữa cháy này, đó là thành phần. Nếu bình dạng khí thì chỉ có 1 loại duy nhất là dạng khí CO2 thì bình dạng bột được chia thành nhiều loại bột khác nhau dựa vào đặc trưng của chất cháy.
Bình chữa cháy dạng bột
Theo quy định chung, các loại bột được kí hiệu dưới dạng chữ cái là A, B, C, D và E. Trong đó:
– A để quy định loại bột dùng cho chất cháy là dạng rắn (gỗ,…);
– B để quy định loại bột dùng cho đám cháy chất lỏng (xăng, dầu,…);
– C để quy định loại bột dùng cho đám cháy chất khí (khí gas, khí metan)
– D để quy định loại bột dùng cho đám cháy điện.
– E để quy định dùng cho đám cháy liên quan đến nấu ăn.
Mỗi bình chữa cháy dạng bột có thể sử dụng cho một hoặc nhiều chất cháy khác nhau. Để xác định được bình có thể áp dụng được với những chất cháy nào, người sử dụng nên lưu ý các thông tin trên bình. Nếu trên phần vỏ bình có kí hiệu những chữ cái nào tức là bình chữa cháy đó có thể sử dụng cho chất cháy tương tự theo quy tắc trên,. Ví dụ, nếu vỏ bình có ký hiệu AB tức là loại bình chữa cháy này dùng được cho cả các chất cháy dạng rắn và dạng lỏng.
Bình chữa cháy dạng bọt foam
Phần vỏ bình của bình chữa cháy bọt foam có đặc điểm tương tự hai loại bình trên, đó là được làm từ chất liệu thép và sơn màu đỏ toàn bộ. Trên cùng của bình cũng có các bộ phận như cụm van xả, van khóa, đồng hồ đo áp lực, ống dẫn, loa và vòi phun.
Điểm khác lớn nhất trong cấu tạo bình chữa cháy bọt foam so với hai loại còn lại đó là bên trong bình ngoài bọt foam còn có khí đẩy và ống dẫn nối. Ống dẫn này được nối thẳng tới cụm van xả trên đầu bình và khi bóp cò thì bọt foam sẽ được đẩy lên nhanh chóng qua đường này.
Cấu tạo chung của bình chữa cháy bọt foam
Trên đây là những thông tin cơ bản về cấu tạo bình chữa cháy. Các loại bình chữa cháy ngoài những đặc điểm cấu tạo chung theo quy định thì còn có những đặc điểm riêng. Do đó, để việc sử dụng an toàn và dập tắt đám cháy hiệu quả, người dùng nên đọc kỹ các thông tin sản xuất và hướng dẫn trên vỏ bình.
PCCC Hùng Gia Phát là đơn vị chuyên cung cấp các thiết bị trong công tác phòng cháy chữa cháy. Để biết thêm các thông tin về cấu tạo bình chữa cháy cũng như cách sử dụng của từng loại bình, bạn có thể liên hệ số hotline 0915 64 2323 để được tư vấn cụ thể.