1. Bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là gì?
- Khi nhân nhầy bên trong đĩa đệm đốt sống cổ thoát ra ngoài theo vết rách, nứt của bao xơ và chèn ép lên các rễ thần kinh và tủy sống được gọi là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Bệnh này ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện, do có những triệu chứng đau nhức giống như mệt mỏi thông thường. Vậy nên đa số mọi người khi phát hiện ra bệnh đều ở giai đoạn khá nặng và gặp phải các triệu chứng khác như: Đau đầu, rối loạn tiền đình, đau cổ, vai gáy, đau lan dần xuống cánh tay, bàn tay gây tê bì tay...
2. Bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có nguy hiểm không?
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó sẽ gây ra rất nhiều biến chứng có thể ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và cuộc sống của bệnh nhân như:
3. Các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm cổ tại nhà
Ngoài việc điều trị ra, người bệnh nên kết hợp các bài tập thoát vị đĩa đệm giúp giảm đau, đồng thời đẩy nhanh quá trình phục hồi bệnh. Một số bài tập như:
Bài tập vươn cổ sang ngang
Bài tập căng cổ sang 2 bên
Bài tập kháng lực
----> Các bạn có thể tham khảo thêm các bài tập tại bài viết Các bài tập thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
2. Bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có nguy hiểm không?
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó sẽ gây ra rất nhiều biến chứng có thể ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và cuộc sống của bệnh nhân như:
- Hẹp ống sống: Tình trạng này sẽ làm cho bệnh nhân bị đau đốt sống cổ dữ dội khi hoạt động và giảm dần khi nằm nghỉ ngơi.
- Hội chứng chèn ép tuỷ: Bệnh nhân thường có những biểu hiện rối loạn khả năng vận động, rối loạn cảm giác nóng lạnh.
- Hội chứng rối loạn thần kinh thực vật: Triệu chứng này làm cho bệnh nhân bị chóng mặt, ù tai, hạ huyết áp, đau ngực từng cơn, thực quản bị chèn ép gây khó nuốt.
- Tàn phế, bại liệt: Trường hợp bệnh nặng mà không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị tàn phế và phải ngồi xa lăn suốt đời.
3. Các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm cổ tại nhà
Ngoài việc điều trị ra, người bệnh nên kết hợp các bài tập thoát vị đĩa đệm giúp giảm đau, đồng thời đẩy nhanh quá trình phục hồi bệnh. Một số bài tập như:
Bài tập vươn cổ sang ngang
- Đầu tiên người bệnh đưa tay sang bên tai trái, cách khoảng 5cm.
- Nghiêng cổ sang bên trái sao cho thái dương trái chạm vào bàn tay.
- Bạn tiếp tục lặp lại với phía bên phải.
- Thực hiện mỗi bên từ 10 - 15 lần.
Bài tập căng cổ sang 2 bên
- Người tập chuẩn bị tư thế ngồi trên thảm tập yoga hoặc sàn nhà, hai chân xếp bằng thả lỏng, thoải mái.
- Tay trái đặt nhẹ lên đùi trái và bàn tay phải vòng qua đỉnh đầu để chạm tai trái.
- Tay phải thực hiện động tác kéo đầu qua bên phải. Lúc này người tập sẽ cảm nhận sự giãn cơ ở phía cổ trái.
- Giữ yên tư thế trong vòng 10 giây và lưu ý hít thở đều, không gồng cổ, không kéo quá mạnh.
Về tư thế ban đầu. Bên còn lại thực hiện tương tự.
Bài tập kháng lực
- Áp 2 lòng bàn tay trước trán rồi đẩy nhẹ đầu về phía sau; đồng thời giữ cho đầu cổ thẳng, tạo một lực cân bằng chống lại lực đẩy của tay.
- Giữ tư thế này khoảng 10 giây rồi dừng lại.
- Thực hiện động tác này khoảng 5 lần mỗi lần tập.
----> Các bạn có thể tham khảo thêm các bài tập tại bài viết Các bài tập thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Tags: #thoát-vị-đĩa-đệm
Last edited by minhtq110198 on 5/9/2022, 09:05; edited 3 times in total (Reason for editing : sửa lại)