Theo các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng cho biết rằng, viêm tai giữa không phải là bệnh có tính chất lây nhiễm, nên chúng hoàn toàn không lây lan từ người này sang người khác. Đặc biệt viêm tai giữa ở mức độ nhẹ nếu người bệnh chăm sóc đúng cách có thể tự khỏi mà không cần chữa trị.

Tuy nhiên, không phải bởi vì vậy mà các bạn chủ quan với các triệu chứng khó chịu của bệnh như: chảy dịch mủ, ù tai, chóng mặt, đau nhức tai, sốt,…Các dấu hiệu này diễn biến nặng nề không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nghe, làm giảm thính giác mà thậm chí còn gây ra các biến chứng như viêm tắc xoang, viêm màng não, áp xe não.

Đối với trẻ sơ sinh, viêm tai giữa còn nguy hiểm hơn. Các tác hại có thể xảy ra đối với trẻ em như là: chậm phản ứng, kém phát triển về ngôn ngữ, lời nói và trí tuệ. Do vậy, cách an toàn nhất là bệnh nhân vẫn nên thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.


VIÊM TAI GIỮA KHI NÀO ĐI KHÁM BÁC SĨ?
Viêm tai giữa càng chữa trị sớm thì sẽ nhanh khỏi bệnh, hạn chế biến chứng. Tuy ở giai đoạn nhẹ bạn có thể điều trị tại nhà nhưng cũng cần kiểm tra, tham khảo ý kiến bác sĩ.



Bạn nên cần đến gặp bác sĩ khám chữa viêm tai giữa khi:

+ Cảm thấy bệnh ngày một nặng hơn, các dấu hiệu đau nhức tai, chảy mủ vàng, ù tai,… kéo dài trên 3 – 4 ngày.

+ Các chất dịch trong tai chảy ra ngoài có mùi hôi tanh, ẩm ướt khó chịu bên trong tai

+ Bệnh nhân bị phản ứng chậm với âm thanh, khó nghe người khác nói, thậm chí buồn nôn, ói mửa, sợ tiếng ồn

+ Bạn bị viêm tai giữa khi trước đó bạn đã từng bị các bệnh về mũi họng như: viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm amidan, viêm họng,…


ĐIỀU TRỊ VIÊM TAI GIỮA BẰNG CÁCH NÀO?
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh viêm tai giữa. Sau khi thăm khám kỹ lưỡng, bác sĩ có thể tùy vào từng trường hợp – mức độ bệnh lý mà áp dụng các cách điều trị hiệu quả như sau:


Điều trị viêm tai giữa nội khoa
Đây là phương pháp chuyên dùng để điều trị bệnh viêm tai giữa ở mức độ nhẹ (cấp tính). Các loại thuốc được áp dụng thường là thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, kháng viêm…

Đây là những loại thuốc giúp cải thiện tình trạng đau tai, loại bỏ viêm nhiễm. Bên cạnh đó thì bệnh nhân còn phải kết hợp với thuốc nhỏ tai để rửa sạch tai, sát khuẩn.


Điều trị viêm tai giữa bằng đặt ống thông nhĩ
Tùy một số trường hợp mà bác sĩ sẽ tiến hành đặt ống thông nhĩ để điều trị. Đây là loại ống nhỏ bằng nhựa hoặc silicon, có tác dụng giúp giảm tình trạng mủ trong tai chảy ra ngoài, cải thiện tắc dịch, loại bỏ vi khuẩn.




Điều trị viêm tai giữa bằng Đông y
Bao gồm những bài thuốc từ dược liệu tự nhiên đã được chế biến để điều trị bệnh tại chỗ hoặc đường uống. Hiệu quả của thuốc đông y sẽ còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý bào chế các loại thuốc dân gian ở nhà, mà nên tuân theo đúng chỉ định bác sĩ.


Điều trị viêm tai giữa bằng ngoại khoa
Khi bệnh viêm tai giữa trở nên quá nặng (mãn tính) mà điều trị nội khoa không thể trị dứt điểm, thì phẫu thuật là phương pháp cuối cùng để giảm thiểu tình trạng bệnh. Một số phương pháp có thể được áp dụng như là: thủ thuật chiếu sóng viba, hồng quang, cộng hưởng âm thanh, rạch mũ,… được áp dụng nhằm loại bỏ bệnh lý, làm sạch tai, giúp khả năng nghe của bệnh nhân được tốt hơn.

Nguồn ** https://dakhoahoancautphcm.vn/viem-tai-giua-co-lay-khong-co-nguy-hiem-khong.html

Thông tin liên hệ: Phòng khám đa khoa hoàn cầu