1. Hình sự là gì?
Hình sự là việc trừng trị những tội phạm xâm phạm nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, luật hình sự được hiểu là tập hợp có hệ thống các quy phạm pháp luật xác định rõ những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm hình sự, đồng thời quy định hình phạt có thể áp dụng đối với người đã thực hiện các tội phạm đó.
Với tư cách là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, luật hình sự có đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh riêng, đồng thời tuân theo một hệ thống các nguyên tắc riêng biệt và có những nhiệm vụ riêng.
+ Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi tội phạm xảy ra. Nhà nước có quyền buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) về việc thực hiện tội phạm thông qua các hoạt động tố tụng như điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
+ Người phạm tội có nghĩa vụ phải chịu TNHS, chịu bị điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, tuy vậy, họ cũng có quyền yêu cầu Nhà nước truy cứu họ đúng với các quy định của pháp luật, đúng người đúng tội.
+ Phương pháp điều chỉnh của ngành luật hình sự là phương pháp mệnh lệnh- phục tùng. Theo đó, Nhà nước, trong quan hệ pháp luật hình sự, có quyền buộc người phạm tội phải chịu TNHS, chịu hình phạt- biện pháp cưỡng chế Nhà nước nghiêm khắc nhất, người phạm tội không có cách nào khác ngoài nghĩa vụ tuân thủ.
2. Tội hình sự là gì?
Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi bổ sung năm 2017) định nghĩa khái niệm “Tội phạm” hay cũng chính là “Tội phạm hình sự” là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
Khái niệm tội phạm là khái niệm cơ bản nhất trong luật hình sự Việt Nam là cơ sở thống nhất cho việc xác định những tội phạm cụ thể và các chế định khác của luật hình sự. Các khái niệm khác tuy độc lập nhưng cũng chỉ là những khái niệm có tính chất cụ thể hóa và hoàn toàn phụ thuộc vào khái niệm tội phạm. Khái niệm tội phạm là cơ sở thống nhất cho việc nhận thức và áp dụng pháp luật hình sự một cách đúng đắn.
Toi_hinh_su_la_gi
– Là cơ sở khoa học thống nhất cho việc xác định những tội phạm cụ thể trong Phần các tội phạm của Bộ Luật hình sự.
– Trực tiếp thể hiện một cách rõ nét những nguyên tắc cơ bản của Luật hình sự.
– Là điều kiện cần thiết có tính nguyên tắc để giới hạn giữa tội phạm và vi phạm pháp luật khác, giữa trách nhiệm hình sự và trách nhiệm pháp lý khác.
– Là cơ sở để xây dựng phần quy định của điều luật thuộc phần các tội phạm và quy định khung hình phạt tương ứng cho từng loại tội.
– Là cơ sở để xây dựng các khái niệm khác của Luật hình sự.
– Là cơ sở cho việc nhận thức và áp dụng đúng đắn những điều luật quy định về từng tội phạm cụ thể.
Như vậy, có quan niệm và nhận thức đúng về tội phạm mới xây dựng và áp dụng đúng pháp luật hình sự.
3. Các dấu hiệu phạm tội hình sự
3.1. Thứ nhất: Nguy hiểm cho xã hội
Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là dấu hiệu đầu tiên để xác định được hành vi đó có phải là tội phạm hay không. Tính nguy hiểm cho xã hội thể hiện ở việc gây thiệt hại hoặc tạo ra nguy cơ gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội là đối tượng bảo vệ của luật hình sự. Tính nguy hiểm cho xã hội là một thuộc tính quan trọng và cơ bản nhất, có ý nghĩa quyết định các dấu hiệu và được thể hiện thông qua hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Theo quy định tại điều 123 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, giết người là hành vi nguy hiểm cho xã hội do xâm hại trực tiếp đến tính mạng con người.
3.2. Thứ hai: Có lỗi
Lỗi là thái độ chủ quan của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ thực hiện và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý, là một dấu hiệu rất quan trọng trong cấu thành tội phạm. Mục đích của áp dụng hình phạt là trừng phạt người có lỗi chứ không phải trừng phạt hành vi.
Trong bộ luật hình sự Việt Nam thì nguyên tắc có lỗi được coi là nguyên tắc cơ bản. Người chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam không phải chỉ đơn thuần vì người này có hành vi khách quan gây thiệt hại cho xã hội mà còn vì đã có lỗi trong thực hiện hành vi khách quan đó. Có thể chia hành vi phạm tội thành lỗi cố ý và lỗi vô ý.
Ví dụ: Điều 123 Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội giết người thì có thể thấy tội phạm cố ý giết người. Tội phạm thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng người khác, người phạm tội nhận thức rõ hành động của mình tất yếu hoặc có thể gây cho nạn nhân chết và mong muốn hoặc bỏ mặc cho nạn nhân chết. Biểu hiện ý thức này ra bên ngoài thường được biểu hiện bằng những hành vi như: chuẩn bị hung khí (phương tiện), điều tra theo dõi mọi hoạt động của người định giết, chuẩn bị những điều kiện, thủ đoạn để che giấu tội phạm,…
3.3. Thứ ba: Được quy định tại Bộ luật Hình sự
Căn cứ theo điều 2 Bộ luật hình sự 2017 quy định về trách nhiệm hình sự như sau:
“ Điều 2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự
1. Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
2. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Như vậy bất cứ hành vi nào không được quy định là một tội trong Bộ luật Hình sự thì việc thực hiện hành vi đó không phải là tội phạm.
3.4. Thứ tư: Tính phải chịu hình phạt
Tính phải chịu hình phạt là dấu hiệu kèm theo của dấu hiệu tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự. Chỉ những hành vi phạm tội mới phải chịu hình phạt, hình phạt được coi là cơ chế răn đe, giáo dục đối với tội phạm. Tùy theo từng loại tội khác nhau có yếu tố tăng nặng hay giảm nhẹ mà người phạm tội phải chịu hình phạt trước tội của mình gây ra,
Ví dụ theo khoản 1 điều 123 thì người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Pháp luật có quy định rất rõ ràng về mức hình phạt mà người phạm tội cần chịu.
4. Các yếu tố cấu thành tội phạm hình sự
4.1. Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm hình sự là những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Những dấu hiệu thuộc về khách quan của tội phạm gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan, bao gồm ba biểu hiện cơ bản: hành vi khách quan, hậu quả nguy hiểm, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm được biểu hiện dưới hai dạng chính là hành động và không hành động.
4.2. Mặt chủ quan của tội phạm
Mặt chủ quan của tội phạm là những diễn biến tâm lý bên trong của tội phạm bao gồm: lỗi, mục đích, và động cơ phạm tội. Bất cứ tội phạm cụ thể nào cũng phải là hành vi được thực hiện một cách có lỗi. Lỗi có hai loại lỗi: lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý phạm tội.
+ Cố ý phạm tội là cố ý trong các trường hợp sau:
– Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là gây nguy hại cho xã hội, thấy được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hành vi đó sẽ xảy ra.
– Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiềm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn những vẫn có ý thức để mặc nó xảy ra.
+ Vô ý phạm tội bao gồm các trường hợp sau:
– Người phạm tội tuy thấy trước được hành vi của mình có thể gây nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
– Người phạm tội không thấy được hành vi của mình có thể gây ra nguy hại cho xã hội, mặc dù có thể thấy trước và có thể thấy hậu quả đó.
4.3. Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm gây ra các hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Căn cứ vào khách thể của tội phạm để nhà làm luật quy định các tội phạm nào là gây ra hậu quả còn tội phạm nào là đe dọa gây ra hậu quả.
4.4. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là con người hoặc pháp nhân thương mại cụ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được luật hình sự quy định là tội phạm và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Trong đó, năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự: Người từ 14 tuổi đến 16 tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự với những tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng, người từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự với mọi loại tội phạm.
Như vậy, một hành vi được coi là tội phạm phải thỏa mãn đầy đủ 4 yếu tố trên. Khi đã được coi là tội phạm thì phải chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi của mình theo quy định.
5. Phân loại tội phạm hình sự
Điều 9, Bộ Luật hình sự 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017
“1. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
2. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;
3. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;
4. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.”
Việc phân loại tội phạm hình sự là căn cứ không chỉ là căn cứ phân hóa trách nhiệm hình sự đối với từng trường hợp phạm tội cụ thể mà còn để xây dựng các khung hình phạt đối với từng tội phạm cụ thể trong Bộ luật này phù hợp với chính sách hình sự của nhà nước. Đây cũng là cơ sở pháp lý để các cơ quan tố tụng nhận thức đúng và áp dụng thống nhất các quy định của Bộ luật này trong thực tiễn xét xử.
So với Điều 8 Bộ Luật Hình sự năm 1999, Điều 9 Bộ Luật Hình sự năm 2015 có những sửa đổi, bổ sung sau:
– Việc phân loại tội phạm được sửa đổi theo hướng quy định đầy đủ, cụ thể và rõ ràng hơn bằng cách thay thế cụm từ “gây nguy hại bằng các cụm từ ” có tính chất và mức độ nguy hiểm” cho phù hợp với căn cứ phân loại tội phạm; bổ sung cụm từ “do Bộ luật này quy định” sau cụm từ “mức cao nhất của khung hình phạt” nhằm khắc phục sự hiểu nhầm về bản chất của phân loại tội phạm; thay các cụm từ “đến 03 năm tù”, “đến 07 năm tù”, “đến 15 năm tù” và ” đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình” bằng các cụm từ tương ứng: “phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm”, “từ trên 03 năm đến 07 năm tù”, “từ trên 07 năm đến 15 năm tù” và “từ trên 15 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình” nhằm bảo đảm sự đầy đủ, rõ ràng, chính xác hơn trong phân loại tội phạm.
– Bổ sung khoản 2 quy định về phân loại tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện.
6. Vai trò của bộ luật hình sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam?
Thứ nhất, mục đích của Bộ luật hình sự
Theo Điều 30 Bộ luật hình sự năm 2015: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong BLHS do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó”.
Theo đó, hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước. Trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta, có nhiều biện pháp cưỡng chế như xử phạt hành chính, buộc bồi thường thiệt hại về tài sản, xử lý kỷ luật… Tuy nhiên, so với các biện pháp cưỡng chế khác thì hình phạt trong hình sự là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất, vì: hình phạt đánh vào lợi ích kinh tế, hình phạt hạn chế hoặc tước bỏ quyền tự do thân thể, hình phạt được ghi vào lý lịch tư pháp (lý lịch), đặc biệt hơn là hình phạt còn có thể loại bỏ quyền được sống của người phạm tội (quyền quan trọng nhất của con người).
Về bản chất, hình phạt là biện pháp cưỡng chế do cơ quan có thẩm quyền quyết định là Tòa án. Thông qua bản án, quyết định của Tòa án, đối tượng phải chấp hành hình phạt là người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội, những đối tượng này sẽ bị tước bỏ hoặc bị hạn chế quyền, lợi ích của mình. Chỉ có chế tài hình sự thì một người mới bị bắt giam, bị tước quyền tự do, bị cải tạo hoặc bị tước cả quyền được sống của mình.
Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
Theo đó hình phạt, trước hết nhằm trừng trị người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội. Nếu hình phạt không có mục đích trừng trị, thì cũng không còn là hình phạt nữa. Tuy nhiên, nội dung của việc trừng trị không phải là luật hình sự nước nào cũng quy định như nhau mà tùy thuộc vào điều kiện kinh tế – xã hội của mỗi nước mà có biện pháp trừng phạt riêng.
Nước ta, biện pháp trừng trị đã được quy định trong hệ thống hình phạt, trong đó biện pháp nghiêm khắc nhất là tước bỏ tính mạng (tử hình) của người phạm tội, tuy nhiên để phù hợp tình hình kinh tế – xã hội của đất nước và xu hướng phát triển của pháp luật quốc tế nên Bộ luật hình sự chỉ còn quy định 15 tội danh có hình phạt tử hình. Việc này cũng đồng nghĩa Bộ luật Hình sự hướng tới những biện pháp mang tính nhân văn và đem lại hiệu quả hơn. Hình phạt tử hình cũng còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Các loại hình phạt khác tuy có mục đích trừng trị, nhưng nội dung chủ yếu của nó là cải tạo, giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội. Ngay hình phạt tù chung thân cũng không nhằm buộc người phạm tội phải chấp hành hình phạt suốt đời trong trại giam, nếu họ cải tạo tốt thì vẫn có thể được xét giảm án theo quy định của pháp luật. Bản chất hình phạt của chế độ Nhà nước ta hiện nay hình phạt không mang tính trả thù, gây đau đớn về thể xác hay tinh thần đối với người phạm tội, họ chỉ bị tước bỏ hoặc hạn chế một số quyền và việc tước bỏ hoặc hạn chế này cũng là điều kiện cần thiết để cải tạo, giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội.
Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị mà còn giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân thủ pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Đây được xem là mục đích chính và là nội dung cơ bản của bản chất hình phạt trong luật hình sự nước ta. Mục đích này không chỉ được thể hiện ngay trong nội dung các loại hình phạt mà nó còn được thể hiện ngay trong chế định khác của Bộ luật hình sự, đặc biệt là các chế định về quyết định hình phạt, các chế định về miễn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, về đặc xá, về xóa án tích và các quy định về thi hành án phạt tù trong trại cải tạo… Tất cả các quy định cũng chỉ nhằm một mục đích là cải tạo, giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội.
Mục đích của hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Nội dung của mục đích này không nhằm vào người hoặc pháp nhân phạm tội mà nhằm vào cộng đồng xã hội, có tính chất răn đe và phòng ngừa. Mọi người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhìn vào hình phạt để có những xử sự đúng đắn, tôn trọng pháp luật, nếu không họ cũng có thể bị xử phạt như người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội. Nhà nước đặt ra hình phạt để áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội, đồng thời nhắc nhở mọi người hoặc pháp nhân thương mại trong cộng đồng xã hội chớ có phạm tội, nếu có ý định phạm tội thì phải dừng lại, nếu không dừng ắt phải chịu hậu quả thích đáng. Đặt ra mục đích này vừa có tính răn đe, vừa có tính chất giáo dục để mọi người hoặc pháp nhân thương mại tránh xa nó.
Thứ hai, vai trò quan trọng của Bộ luật hình sự
Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về nhiệm vụ của Bộ luật này như sau:
“Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.”
Với tư cách là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là luật nội dung, luật Hình sự có các nhiệm vụ cụ thể sau:
a) Thứ nhất: Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, đồng thời góp phần bảo vệ hòa bình và an ninh của nhân loại. Đây là nhiệm vụ chủ yếu và quan trọng nhất của luật hình sự.
Bằng những biện pháp và phương tiện đặc thù của mình, luật Hình sự bảo vệ các quan hệ xã hội (khách thể) quan trọng này khỏi sự xâm hại của các hành vi phạm tội. Các chế tài hình sự (hình phạt) là những biện pháp mang tính cưỡng chế Nhà nước nghiêm khắc nhất không chỉ nhằm mục đích trừng trị đối với người phạm tội mà cũng răn đe, phòng ngừa tội phạm có hiệu quả.
b) Thứ hai: Đấu tranh phòng ngừa và chống mọi hành vi phạm tội, nhiệm vụ này của Bộ luật Hình sự thể hiện phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” của Đảng và Nhà nước ta, lấy “giáo dục phòng ngừa là chính” kết hợp với các biện pháp răn đe, xử lý nghiêm minh đối với các hành vi tội phạm nhằm giáo dục cải tạo người phạm tội trở thành công dân có ích cho xã hội và sớm hòa nhập với cộng đồng. Nhiệm vụ này của Bộ luật Hình sự được thực hiện dưới 2 hình thức:
– Ngăn ngừa riêng đối với những người đã phạm tội thông qua việc xét xử và áp dụng hình phạt cùng các biện pháp cưỡng chế khác đồng thời tăng cường sự kiểm tra của xã hội đối với những người bị kết án nhằm ngăn ngừa họ phạm tội mới.
– Ngăn ngừa chung đối với các thành viên khác trong xã hội phạm tội bằng những quy định cấm của luật hình sự và khả năng áp dụng các chế tài hình sự (hình phạt) nếu họ thực hiện hành vi phạm tội.
c) Thứ ba: Giáo dục mọi công dân có ý thức tôn trọng, tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tích cực tham gia vào công cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm. Nhiệm vụ này của luật Hình sự được thực hiện thông qua các hình thức sau:
– Bảo vệ các lợi ích của cá nhân, của xã hội và của Nhà nước bằng việc đe dọa áp dụng hình phạt nếu thực hiện hành vi phạm tội xâm hại các lợi ích này.
– Áp dụng hình phạt và các biện pháp cưỡng chế khác đối với người phạm tội (ngăn ngừa riêng) và răn đe đối với các thành viên khác trong xã hội (ngăn ngừa chung).
– Phổ biến tuyên truyền luật hình sự rộng rãi trong quần chúng nhân dân.
d) Thứ tư: Để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, Bộ luật hình sự quy định tội phạm và hình phạt áp dụng đối với người phạm tội, chỉ Bộ luật hình sự mới có nhiệm vụ này (mà không có một văn bản pháp luật nào khác). Đây là những điều cấm cùng các chế tài kèm theo được xác định trong Bộ luật này nhằm buộc mọi công dân phải tuân thủ. Nếu không tuân thủ thì người vi phạm sẽ bị xử lý bằng các chế tài (hình phạt) tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm phạm, tính chất quan trọng của quan hệ xã hội mà luật hình sự bảo vệ.
7. Sự phát triển của Bộ luật hình sự Việt Nam
Năm 1985, Bộ luật Hình sự (BLHS) Việt Nam đầu tiên và cũng là Bộ luật đầu tiên của chúng ta được ban hành. Khi BLHS này có hiệu lực thi hành thì cũng là lúc sự nghiệp đổi mới bắt đầu.
Đây cũng là Bộ luật đầu tiên và duy nhất quy định tội phạm và hình phạt được xây dựng trên cơ sở kinh tế xã hội của nền kinh tế bao cấp và trên cơ sở thực tiễn của tình hình tội phạm của thời kì đó.
Tuy nhiên bộ luật này lại không phù hợp với chủ trương đổi mới cũng như những đòi hỏi của đổi mới. Phải đến năm 1999, BLHS năm 1999 mới ra đời đánh dấu sự thay đổi tương đối toàn diện của luật hình sự Việt Nam.
Qua thời gian, sự phát triển của nền kinh tế cũng kéo theo nhận thức pháp luật của của người dân ngày càng nâng cao, những thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, nhiều loại tội phạm mới xuất hiện… những vấn đề đó đòi hỏi cần phải có sự điều chỉnh sửa đổi, bổ sung của hệ thống pháp luật trong đó có pháp luật hình sự nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Chính vì thế, sau 15 năm áp dụng BLHS 1999, nhận thấy những bất cập này mà BLHS 2015 ra đời để hoàn thiện hơn các chế định hình sự phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam
8. Dịch vụ luật sư bào chữa hình sự của Luật Tia Sáng
Việc yêu cầu luật sư bào chữa giỏi, nhiều kinh nghiệm sẽ rất có lợi cho các thân chủ trong các vụ án hình sự. Luật sư luôn giúp thân chủ bảo vệ quyền lợi của mình hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Công ty Luật Tia Sáng cung cấp dịch vụ luật sư với tư cách:
Luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo
Luật sư bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người bị hại và các đương sự khác
Toi_hinh-su
8.1. Quy trình tiếp nhận và cung cấp dịch vụ
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu và yêu cầu của khách hàng;
Bước 2: Luật Tia Sáng tiếp nhận và gửi Thư trao đổi tư vấn định hướng và báo phí dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng;
Bước 3: Khách hàng và Luật Tia Sáng ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý và thanh toán phí theo thỏa thuận;
Bước 4: Luật sư chuyên môn phụ trách nghiên cứu và xử lý các công việc tư vấn cho khách hàng cũng như thực hiện công việc tại Công an, Viện kiểm sát, Tòa án các cấp;
Bước 5: Luật sư chuyên môn phụ trách thông báo tiến độ xử lý tại Công an, Viện kiểm sát, Tòa án và tư vấn hướng giải quyết tiếp theo cho đến khi quyền lợi của khách hàng được bảo đảm;
8.2. Lý do nên chọn dịch vụ luật sư bào chữa của Luật Tia Sáng
Mức phí luật sư phù hợp. Mức phí sẽ tùy vào trách nhiệm của luật sư, vụ án... Quý khách hàng vui lòng liên hệ để được tư vấn chính xác.
Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, toàn tâm vì khách hàng.
Khách hàng được tư vấn đầy đủ và toàn diện về vụ án, đường lối giải quyết vụ án.
Luật sư sẵn sàng tham gia các giai đoạn của vụ án hình sự (điều tra, truy tố, xét xử), tham gia xét xử sơ thẩm và phúc thẩm (giám đốc thẩm, tái thẩm).
Luôn giúp khách hàng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, giảm tối đa trách nhiệm hình sự
8.3. Cam kết chất lượng dịch vụ
Với tôn chỉ “Tận tâm – Uy tín – Hiệu quả”, công ty Luật Tia Sáng cam kết với khách hàng về chất lượng dịch vụ luật sư hình sự. Bên cạnh đảm bảo về chất lượng dịch vụ pháp lý, đảm bảo thực hiện công việc theo đúng quy định pháp luật, đúng lương tâm, đạo đức hành nghề của một luật sư, chúng tôi còn mang đến sự hài lòng và an tâm đến quý khách hàng.
Không chỉ thế, dịch vụ luật sư hình sự của công ty Luật Tia Sáng luôn luôn đặt quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu. Chúng tôi luôn nỗ lực hết mình, cống hiến tri thức pháp luật đến khách hàng, mang lại hiệu quả công việc cho khách hàng.
Bên cạnh những quyền lợi và cam kết về chất lượng dịch vụ, công ty Luật Tia Sáng còn có một ưu đãi đặc biệt đối với những khách hàng đã tin tưởng và đã sử dụng dịch vụ luật sư hình sự của công ty đó là chính sách hậu mãi. Cụ thể là khi đã quý khách hàng đã sử dụng qua dịch vụ của công ty luật chúng tôi thì đến những lần sử dụng tiếp theo, quý khách hàng có thể sẽ được tư vấn và hỗ trợ các vấn đề pháp lý MIỄN PHÍ.
9. Thông tin liên hệ
Công ty Luật TNHH MTV TIA SÁNG
Địa chỉ: Phòng 2.3, tầng 2 tòa nhà Indochina. Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. ĐaKao, Q.1, TP. HCM
Phone: 0989.072.079 | 0906.219.287
Hình sự là việc trừng trị những tội phạm xâm phạm nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, luật hình sự được hiểu là tập hợp có hệ thống các quy phạm pháp luật xác định rõ những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm hình sự, đồng thời quy định hình phạt có thể áp dụng đối với người đã thực hiện các tội phạm đó.
Với tư cách là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, luật hình sự có đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh riêng, đồng thời tuân theo một hệ thống các nguyên tắc riêng biệt và có những nhiệm vụ riêng.
+ Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi tội phạm xảy ra. Nhà nước có quyền buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) về việc thực hiện tội phạm thông qua các hoạt động tố tụng như điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
+ Người phạm tội có nghĩa vụ phải chịu TNHS, chịu bị điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, tuy vậy, họ cũng có quyền yêu cầu Nhà nước truy cứu họ đúng với các quy định của pháp luật, đúng người đúng tội.
+ Phương pháp điều chỉnh của ngành luật hình sự là phương pháp mệnh lệnh- phục tùng. Theo đó, Nhà nước, trong quan hệ pháp luật hình sự, có quyền buộc người phạm tội phải chịu TNHS, chịu hình phạt- biện pháp cưỡng chế Nhà nước nghiêm khắc nhất, người phạm tội không có cách nào khác ngoài nghĩa vụ tuân thủ.
2. Tội hình sự là gì?
Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi bổ sung năm 2017) định nghĩa khái niệm “Tội phạm” hay cũng chính là “Tội phạm hình sự” là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
Khái niệm tội phạm là khái niệm cơ bản nhất trong luật hình sự Việt Nam là cơ sở thống nhất cho việc xác định những tội phạm cụ thể và các chế định khác của luật hình sự. Các khái niệm khác tuy độc lập nhưng cũng chỉ là những khái niệm có tính chất cụ thể hóa và hoàn toàn phụ thuộc vào khái niệm tội phạm. Khái niệm tội phạm là cơ sở thống nhất cho việc nhận thức và áp dụng pháp luật hình sự một cách đúng đắn.
Toi_hinh_su_la_gi
– Là cơ sở khoa học thống nhất cho việc xác định những tội phạm cụ thể trong Phần các tội phạm của Bộ Luật hình sự.
– Trực tiếp thể hiện một cách rõ nét những nguyên tắc cơ bản của Luật hình sự.
– Là điều kiện cần thiết có tính nguyên tắc để giới hạn giữa tội phạm và vi phạm pháp luật khác, giữa trách nhiệm hình sự và trách nhiệm pháp lý khác.
– Là cơ sở để xây dựng phần quy định của điều luật thuộc phần các tội phạm và quy định khung hình phạt tương ứng cho từng loại tội.
– Là cơ sở để xây dựng các khái niệm khác của Luật hình sự.
– Là cơ sở cho việc nhận thức và áp dụng đúng đắn những điều luật quy định về từng tội phạm cụ thể.
Như vậy, có quan niệm và nhận thức đúng về tội phạm mới xây dựng và áp dụng đúng pháp luật hình sự.
3. Các dấu hiệu phạm tội hình sự
3.1. Thứ nhất: Nguy hiểm cho xã hội
Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là dấu hiệu đầu tiên để xác định được hành vi đó có phải là tội phạm hay không. Tính nguy hiểm cho xã hội thể hiện ở việc gây thiệt hại hoặc tạo ra nguy cơ gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội là đối tượng bảo vệ của luật hình sự. Tính nguy hiểm cho xã hội là một thuộc tính quan trọng và cơ bản nhất, có ý nghĩa quyết định các dấu hiệu và được thể hiện thông qua hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Theo quy định tại điều 123 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, giết người là hành vi nguy hiểm cho xã hội do xâm hại trực tiếp đến tính mạng con người.
3.2. Thứ hai: Có lỗi
Lỗi là thái độ chủ quan của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ thực hiện và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý, là một dấu hiệu rất quan trọng trong cấu thành tội phạm. Mục đích của áp dụng hình phạt là trừng phạt người có lỗi chứ không phải trừng phạt hành vi.
Trong bộ luật hình sự Việt Nam thì nguyên tắc có lỗi được coi là nguyên tắc cơ bản. Người chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam không phải chỉ đơn thuần vì người này có hành vi khách quan gây thiệt hại cho xã hội mà còn vì đã có lỗi trong thực hiện hành vi khách quan đó. Có thể chia hành vi phạm tội thành lỗi cố ý và lỗi vô ý.
Ví dụ: Điều 123 Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội giết người thì có thể thấy tội phạm cố ý giết người. Tội phạm thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng người khác, người phạm tội nhận thức rõ hành động của mình tất yếu hoặc có thể gây cho nạn nhân chết và mong muốn hoặc bỏ mặc cho nạn nhân chết. Biểu hiện ý thức này ra bên ngoài thường được biểu hiện bằng những hành vi như: chuẩn bị hung khí (phương tiện), điều tra theo dõi mọi hoạt động của người định giết, chuẩn bị những điều kiện, thủ đoạn để che giấu tội phạm,…
3.3. Thứ ba: Được quy định tại Bộ luật Hình sự
Căn cứ theo điều 2 Bộ luật hình sự 2017 quy định về trách nhiệm hình sự như sau:
“ Điều 2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự
1. Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
2. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Như vậy bất cứ hành vi nào không được quy định là một tội trong Bộ luật Hình sự thì việc thực hiện hành vi đó không phải là tội phạm.
3.4. Thứ tư: Tính phải chịu hình phạt
Tính phải chịu hình phạt là dấu hiệu kèm theo của dấu hiệu tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự. Chỉ những hành vi phạm tội mới phải chịu hình phạt, hình phạt được coi là cơ chế răn đe, giáo dục đối với tội phạm. Tùy theo từng loại tội khác nhau có yếu tố tăng nặng hay giảm nhẹ mà người phạm tội phải chịu hình phạt trước tội của mình gây ra,
Ví dụ theo khoản 1 điều 123 thì người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Pháp luật có quy định rất rõ ràng về mức hình phạt mà người phạm tội cần chịu.
4. Các yếu tố cấu thành tội phạm hình sự
4.1. Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm hình sự là những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Những dấu hiệu thuộc về khách quan của tội phạm gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan, bao gồm ba biểu hiện cơ bản: hành vi khách quan, hậu quả nguy hiểm, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm được biểu hiện dưới hai dạng chính là hành động và không hành động.
4.2. Mặt chủ quan của tội phạm
Mặt chủ quan của tội phạm là những diễn biến tâm lý bên trong của tội phạm bao gồm: lỗi, mục đích, và động cơ phạm tội. Bất cứ tội phạm cụ thể nào cũng phải là hành vi được thực hiện một cách có lỗi. Lỗi có hai loại lỗi: lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý phạm tội.
+ Cố ý phạm tội là cố ý trong các trường hợp sau:
– Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là gây nguy hại cho xã hội, thấy được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hành vi đó sẽ xảy ra.
– Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiềm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn những vẫn có ý thức để mặc nó xảy ra.
+ Vô ý phạm tội bao gồm các trường hợp sau:
– Người phạm tội tuy thấy trước được hành vi của mình có thể gây nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
– Người phạm tội không thấy được hành vi của mình có thể gây ra nguy hại cho xã hội, mặc dù có thể thấy trước và có thể thấy hậu quả đó.
4.3. Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm gây ra các hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Căn cứ vào khách thể của tội phạm để nhà làm luật quy định các tội phạm nào là gây ra hậu quả còn tội phạm nào là đe dọa gây ra hậu quả.
4.4. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là con người hoặc pháp nhân thương mại cụ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được luật hình sự quy định là tội phạm và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Trong đó, năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự: Người từ 14 tuổi đến 16 tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự với những tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng, người từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự với mọi loại tội phạm.
Như vậy, một hành vi được coi là tội phạm phải thỏa mãn đầy đủ 4 yếu tố trên. Khi đã được coi là tội phạm thì phải chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi của mình theo quy định.
5. Phân loại tội phạm hình sự
Điều 9, Bộ Luật hình sự 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017
“1. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
2. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;
3. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;
4. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.”
Việc phân loại tội phạm hình sự là căn cứ không chỉ là căn cứ phân hóa trách nhiệm hình sự đối với từng trường hợp phạm tội cụ thể mà còn để xây dựng các khung hình phạt đối với từng tội phạm cụ thể trong Bộ luật này phù hợp với chính sách hình sự của nhà nước. Đây cũng là cơ sở pháp lý để các cơ quan tố tụng nhận thức đúng và áp dụng thống nhất các quy định của Bộ luật này trong thực tiễn xét xử.
So với Điều 8 Bộ Luật Hình sự năm 1999, Điều 9 Bộ Luật Hình sự năm 2015 có những sửa đổi, bổ sung sau:
– Việc phân loại tội phạm được sửa đổi theo hướng quy định đầy đủ, cụ thể và rõ ràng hơn bằng cách thay thế cụm từ “gây nguy hại bằng các cụm từ ” có tính chất và mức độ nguy hiểm” cho phù hợp với căn cứ phân loại tội phạm; bổ sung cụm từ “do Bộ luật này quy định” sau cụm từ “mức cao nhất của khung hình phạt” nhằm khắc phục sự hiểu nhầm về bản chất của phân loại tội phạm; thay các cụm từ “đến 03 năm tù”, “đến 07 năm tù”, “đến 15 năm tù” và ” đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình” bằng các cụm từ tương ứng: “phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm”, “từ trên 03 năm đến 07 năm tù”, “từ trên 07 năm đến 15 năm tù” và “từ trên 15 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình” nhằm bảo đảm sự đầy đủ, rõ ràng, chính xác hơn trong phân loại tội phạm.
– Bổ sung khoản 2 quy định về phân loại tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện.
6. Vai trò của bộ luật hình sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam?
Thứ nhất, mục đích của Bộ luật hình sự
Theo Điều 30 Bộ luật hình sự năm 2015: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong BLHS do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó”.
Theo đó, hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước. Trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta, có nhiều biện pháp cưỡng chế như xử phạt hành chính, buộc bồi thường thiệt hại về tài sản, xử lý kỷ luật… Tuy nhiên, so với các biện pháp cưỡng chế khác thì hình phạt trong hình sự là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất, vì: hình phạt đánh vào lợi ích kinh tế, hình phạt hạn chế hoặc tước bỏ quyền tự do thân thể, hình phạt được ghi vào lý lịch tư pháp (lý lịch), đặc biệt hơn là hình phạt còn có thể loại bỏ quyền được sống của người phạm tội (quyền quan trọng nhất của con người).
Về bản chất, hình phạt là biện pháp cưỡng chế do cơ quan có thẩm quyền quyết định là Tòa án. Thông qua bản án, quyết định của Tòa án, đối tượng phải chấp hành hình phạt là người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội, những đối tượng này sẽ bị tước bỏ hoặc bị hạn chế quyền, lợi ích của mình. Chỉ có chế tài hình sự thì một người mới bị bắt giam, bị tước quyền tự do, bị cải tạo hoặc bị tước cả quyền được sống của mình.
Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
Theo đó hình phạt, trước hết nhằm trừng trị người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội. Nếu hình phạt không có mục đích trừng trị, thì cũng không còn là hình phạt nữa. Tuy nhiên, nội dung của việc trừng trị không phải là luật hình sự nước nào cũng quy định như nhau mà tùy thuộc vào điều kiện kinh tế – xã hội của mỗi nước mà có biện pháp trừng phạt riêng.
Nước ta, biện pháp trừng trị đã được quy định trong hệ thống hình phạt, trong đó biện pháp nghiêm khắc nhất là tước bỏ tính mạng (tử hình) của người phạm tội, tuy nhiên để phù hợp tình hình kinh tế – xã hội của đất nước và xu hướng phát triển của pháp luật quốc tế nên Bộ luật hình sự chỉ còn quy định 15 tội danh có hình phạt tử hình. Việc này cũng đồng nghĩa Bộ luật Hình sự hướng tới những biện pháp mang tính nhân văn và đem lại hiệu quả hơn. Hình phạt tử hình cũng còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Các loại hình phạt khác tuy có mục đích trừng trị, nhưng nội dung chủ yếu của nó là cải tạo, giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội. Ngay hình phạt tù chung thân cũng không nhằm buộc người phạm tội phải chấp hành hình phạt suốt đời trong trại giam, nếu họ cải tạo tốt thì vẫn có thể được xét giảm án theo quy định của pháp luật. Bản chất hình phạt của chế độ Nhà nước ta hiện nay hình phạt không mang tính trả thù, gây đau đớn về thể xác hay tinh thần đối với người phạm tội, họ chỉ bị tước bỏ hoặc hạn chế một số quyền và việc tước bỏ hoặc hạn chế này cũng là điều kiện cần thiết để cải tạo, giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội.
Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị mà còn giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân thủ pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Đây được xem là mục đích chính và là nội dung cơ bản của bản chất hình phạt trong luật hình sự nước ta. Mục đích này không chỉ được thể hiện ngay trong nội dung các loại hình phạt mà nó còn được thể hiện ngay trong chế định khác của Bộ luật hình sự, đặc biệt là các chế định về quyết định hình phạt, các chế định về miễn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, về đặc xá, về xóa án tích và các quy định về thi hành án phạt tù trong trại cải tạo… Tất cả các quy định cũng chỉ nhằm một mục đích là cải tạo, giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội.
Mục đích của hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Nội dung của mục đích này không nhằm vào người hoặc pháp nhân phạm tội mà nhằm vào cộng đồng xã hội, có tính chất răn đe và phòng ngừa. Mọi người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhìn vào hình phạt để có những xử sự đúng đắn, tôn trọng pháp luật, nếu không họ cũng có thể bị xử phạt như người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội. Nhà nước đặt ra hình phạt để áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội, đồng thời nhắc nhở mọi người hoặc pháp nhân thương mại trong cộng đồng xã hội chớ có phạm tội, nếu có ý định phạm tội thì phải dừng lại, nếu không dừng ắt phải chịu hậu quả thích đáng. Đặt ra mục đích này vừa có tính răn đe, vừa có tính chất giáo dục để mọi người hoặc pháp nhân thương mại tránh xa nó.
Thứ hai, vai trò quan trọng của Bộ luật hình sự
Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về nhiệm vụ của Bộ luật này như sau:
“Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.”
Với tư cách là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là luật nội dung, luật Hình sự có các nhiệm vụ cụ thể sau:
a) Thứ nhất: Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, đồng thời góp phần bảo vệ hòa bình và an ninh của nhân loại. Đây là nhiệm vụ chủ yếu và quan trọng nhất của luật hình sự.
Bằng những biện pháp và phương tiện đặc thù của mình, luật Hình sự bảo vệ các quan hệ xã hội (khách thể) quan trọng này khỏi sự xâm hại của các hành vi phạm tội. Các chế tài hình sự (hình phạt) là những biện pháp mang tính cưỡng chế Nhà nước nghiêm khắc nhất không chỉ nhằm mục đích trừng trị đối với người phạm tội mà cũng răn đe, phòng ngừa tội phạm có hiệu quả.
b) Thứ hai: Đấu tranh phòng ngừa và chống mọi hành vi phạm tội, nhiệm vụ này của Bộ luật Hình sự thể hiện phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” của Đảng và Nhà nước ta, lấy “giáo dục phòng ngừa là chính” kết hợp với các biện pháp răn đe, xử lý nghiêm minh đối với các hành vi tội phạm nhằm giáo dục cải tạo người phạm tội trở thành công dân có ích cho xã hội và sớm hòa nhập với cộng đồng. Nhiệm vụ này của Bộ luật Hình sự được thực hiện dưới 2 hình thức:
– Ngăn ngừa riêng đối với những người đã phạm tội thông qua việc xét xử và áp dụng hình phạt cùng các biện pháp cưỡng chế khác đồng thời tăng cường sự kiểm tra của xã hội đối với những người bị kết án nhằm ngăn ngừa họ phạm tội mới.
– Ngăn ngừa chung đối với các thành viên khác trong xã hội phạm tội bằng những quy định cấm của luật hình sự và khả năng áp dụng các chế tài hình sự (hình phạt) nếu họ thực hiện hành vi phạm tội.
c) Thứ ba: Giáo dục mọi công dân có ý thức tôn trọng, tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tích cực tham gia vào công cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm. Nhiệm vụ này của luật Hình sự được thực hiện thông qua các hình thức sau:
– Bảo vệ các lợi ích của cá nhân, của xã hội và của Nhà nước bằng việc đe dọa áp dụng hình phạt nếu thực hiện hành vi phạm tội xâm hại các lợi ích này.
– Áp dụng hình phạt và các biện pháp cưỡng chế khác đối với người phạm tội (ngăn ngừa riêng) và răn đe đối với các thành viên khác trong xã hội (ngăn ngừa chung).
– Phổ biến tuyên truyền luật hình sự rộng rãi trong quần chúng nhân dân.
d) Thứ tư: Để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, Bộ luật hình sự quy định tội phạm và hình phạt áp dụng đối với người phạm tội, chỉ Bộ luật hình sự mới có nhiệm vụ này (mà không có một văn bản pháp luật nào khác). Đây là những điều cấm cùng các chế tài kèm theo được xác định trong Bộ luật này nhằm buộc mọi công dân phải tuân thủ. Nếu không tuân thủ thì người vi phạm sẽ bị xử lý bằng các chế tài (hình phạt) tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm phạm, tính chất quan trọng của quan hệ xã hội mà luật hình sự bảo vệ.
7. Sự phát triển của Bộ luật hình sự Việt Nam
Năm 1985, Bộ luật Hình sự (BLHS) Việt Nam đầu tiên và cũng là Bộ luật đầu tiên của chúng ta được ban hành. Khi BLHS này có hiệu lực thi hành thì cũng là lúc sự nghiệp đổi mới bắt đầu.
Đây cũng là Bộ luật đầu tiên và duy nhất quy định tội phạm và hình phạt được xây dựng trên cơ sở kinh tế xã hội của nền kinh tế bao cấp và trên cơ sở thực tiễn của tình hình tội phạm của thời kì đó.
Tuy nhiên bộ luật này lại không phù hợp với chủ trương đổi mới cũng như những đòi hỏi của đổi mới. Phải đến năm 1999, BLHS năm 1999 mới ra đời đánh dấu sự thay đổi tương đối toàn diện của luật hình sự Việt Nam.
Qua thời gian, sự phát triển của nền kinh tế cũng kéo theo nhận thức pháp luật của của người dân ngày càng nâng cao, những thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, nhiều loại tội phạm mới xuất hiện… những vấn đề đó đòi hỏi cần phải có sự điều chỉnh sửa đổi, bổ sung của hệ thống pháp luật trong đó có pháp luật hình sự nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Chính vì thế, sau 15 năm áp dụng BLHS 1999, nhận thấy những bất cập này mà BLHS 2015 ra đời để hoàn thiện hơn các chế định hình sự phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam
8. Dịch vụ luật sư bào chữa hình sự của Luật Tia Sáng
Việc yêu cầu luật sư bào chữa giỏi, nhiều kinh nghiệm sẽ rất có lợi cho các thân chủ trong các vụ án hình sự. Luật sư luôn giúp thân chủ bảo vệ quyền lợi của mình hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Công ty Luật Tia Sáng cung cấp dịch vụ luật sư với tư cách:
Luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo
Luật sư bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người bị hại và các đương sự khác
Toi_hinh-su
8.1. Quy trình tiếp nhận và cung cấp dịch vụ
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu và yêu cầu của khách hàng;
Bước 2: Luật Tia Sáng tiếp nhận và gửi Thư trao đổi tư vấn định hướng và báo phí dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng;
Bước 3: Khách hàng và Luật Tia Sáng ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý và thanh toán phí theo thỏa thuận;
Bước 4: Luật sư chuyên môn phụ trách nghiên cứu và xử lý các công việc tư vấn cho khách hàng cũng như thực hiện công việc tại Công an, Viện kiểm sát, Tòa án các cấp;
Bước 5: Luật sư chuyên môn phụ trách thông báo tiến độ xử lý tại Công an, Viện kiểm sát, Tòa án và tư vấn hướng giải quyết tiếp theo cho đến khi quyền lợi của khách hàng được bảo đảm;
8.2. Lý do nên chọn dịch vụ luật sư bào chữa của Luật Tia Sáng
Mức phí luật sư phù hợp. Mức phí sẽ tùy vào trách nhiệm của luật sư, vụ án... Quý khách hàng vui lòng liên hệ để được tư vấn chính xác.
Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, toàn tâm vì khách hàng.
Khách hàng được tư vấn đầy đủ và toàn diện về vụ án, đường lối giải quyết vụ án.
Luật sư sẵn sàng tham gia các giai đoạn của vụ án hình sự (điều tra, truy tố, xét xử), tham gia xét xử sơ thẩm và phúc thẩm (giám đốc thẩm, tái thẩm).
Luôn giúp khách hàng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, giảm tối đa trách nhiệm hình sự
8.3. Cam kết chất lượng dịch vụ
Với tôn chỉ “Tận tâm – Uy tín – Hiệu quả”, công ty Luật Tia Sáng cam kết với khách hàng về chất lượng dịch vụ luật sư hình sự. Bên cạnh đảm bảo về chất lượng dịch vụ pháp lý, đảm bảo thực hiện công việc theo đúng quy định pháp luật, đúng lương tâm, đạo đức hành nghề của một luật sư, chúng tôi còn mang đến sự hài lòng và an tâm đến quý khách hàng.
Không chỉ thế, dịch vụ luật sư hình sự của công ty Luật Tia Sáng luôn luôn đặt quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu. Chúng tôi luôn nỗ lực hết mình, cống hiến tri thức pháp luật đến khách hàng, mang lại hiệu quả công việc cho khách hàng.
Bên cạnh những quyền lợi và cam kết về chất lượng dịch vụ, công ty Luật Tia Sáng còn có một ưu đãi đặc biệt đối với những khách hàng đã tin tưởng và đã sử dụng dịch vụ luật sư hình sự của công ty đó là chính sách hậu mãi. Cụ thể là khi đã quý khách hàng đã sử dụng qua dịch vụ của công ty luật chúng tôi thì đến những lần sử dụng tiếp theo, quý khách hàng có thể sẽ được tư vấn và hỗ trợ các vấn đề pháp lý MIỄN PHÍ.
9. Thông tin liên hệ
Công ty Luật TNHH MTV TIA SÁNG
Địa chỉ: Phòng 2.3, tầng 2 tòa nhà Indochina. Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. ĐaKao, Q.1, TP. HCM
Phone: 0989.072.079 | 0906.219.287