1. Luật hôn nhân gia đình là gì?
1.1. Khái niệm về luật hôn nhân gia đình
Tìm hiểu khái niệm Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 với 3 ý nghĩa:
- Với ý nghĩa là một môn học: Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam là hệ thống khái niệm, quan điểm, nhận thức, đánh giá mang tính lý luận về pháp luật hôn nhân và gia đình và thực tiễn áp dụng, thi hành pháp luật hôn nhân và gia đình.
- Với ý nghĩa là một văn bản pháp luật cụ thể: Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam là văn bản pháp luật trong đó có chứa đựng các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình. Ví dụ: Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
- Với ý nghĩa là một ngành luật: Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình, bao gồm các quan hệ về nhân thân và quan hệ về tài sản giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa những thành viên trong gia đình.
1.2. Đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
Đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam là các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, cụ thể là các quan hệ về nhân thân và quan hệ về tài sản phát sinh giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và các con, giữa những người thân thích ruột thịt khác.
Đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình có các đặc điểm sau:
- Quan hệ nhân thân là nhóm quan hệ chủ đạo và có ý nghĩa quyết định trong các quan hệ hôn nhân và gia đình.
- Yếu tố tình cảm gắn bó giữa các chủ thể là đặc điểm cơ bản trong quan hệ hôn nhân và gia đình.
- Quyền và nghĩa vụ hôn nhân và gia đình gắn liền với nhân thân mỗi chủ thể, không thể chuyển giao cho người khác được.
- Quyền và nghĩa vụ trong quan hệ hôn nhân và gia đình tồn tại lâu dài, bền vững.
- Quyền và nghĩa vụ tài sản trong quan hệ hôn nhân và gia đình không mang tính chất đền bù, ngang giá.
1.3. Phương pháp điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình
Phương pháp điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình là những biện pháp, cách thức tác động của các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình tới các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình phù hợp với ý chí của Nhà nước.
Xuất phát từ đặc điểm của các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình là quan hệ giữa các chủ thể gắn bó với nhau bởi yếu tố tình cảm, huyết thống hoặc nuôi dưỡng nên Luật Hôn nhân và gia đình có phương pháp điều chỉnh linh hoạt và mềm dẻo. Hầu hết các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình không quy định biện pháp chế tài.
Phương pháp điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình có các đặc điểm sau:
- Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể luôn tương ứng với nhau. Đồng thời, các chù thể tham gia quan hệ hôn nhân và gia đình vừa có quyền, vừa phải thực hiện nghĩa vụ. Vì vậy, trong các điều luật luôn quy định các chủ thể có “quyền và nghĩa vụ”.
- Các chủ thể khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình phải xuất phát từ lợi ích chung của gia đình.
- Các chủ thể không được phép bằng sự tự thỏa thuận để làm thay đổi những quyền và nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định.
- Các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình gắn bó mật thiết với các quy tắc đạo đức, phong tục tập quán và lẽ sống trong xã hội.
2. Quy định chung của pháp luật hôn nhân gia đình mới nhất năm 2022
Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình, trách nhiệm của công dân, nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam; điều chỉnh các quan hệ phát sinh do các sự kiện kết hôn, li hôn, nuôi con nuôi, sinh đẻ, giám hộ, cấp dưỡng; điều chỉnh các quan hệ nhân thân và các quan hệ tài sản phát sinh giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa ông bà và cháu, giữa anh chị em với nhau và giữa các thành viên gia đình; quy định việc xử lí các hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam có nhiệm vụ góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lí cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 là Đạo luật chứa đựng hệ thống các quy phạm pháp luật quy định và điều chỉnh các quan hệ pháp lí liên quan đến hôn nhân và gia đình.
Luật hôn nhân và gia đình được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá X, kì họp thứ 7 thông qua ngày 09.6.2000 và có hiệu lực kể từ ngày 01.01.2001. Luật này thay thế Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 và Pháp lệnh hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài năm 1993. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 được ban hành nhằm đề cao hơn nữa vai trò của gia đình trong đời sống xã hội; giữ gìn, phát huy truyền thống và những giá trị, những phong tục, tập quán tốt đẹp, lành mạnh, thuỷ chung trong hôn nhân và gia đình của dân tộc Việt Nam, xoá bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình; đề cao trách nhiệm của công dân, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình. Nhiệm vụ của Luật hôn nhân và gia đình là nhằm góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lí cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Phạm vi điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình là chế độ hôn nhân và gia đình, trách nhiệm của công dân, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 gồm 12 Chương, 110 điều với những nội dung cơ bản sau: những quy định chung; kết hôn; quan hệ giữa vợ và chồng; quan hệ giữa cha, mẹ với con, giữa ông bà nội, ông bà ngoại với cháu, giữa anh, chị, em và giữa các thành viên trong gia đình; vấn đề cấp dưỡng; việc xác định cha, mẹ, con; chế độ con nuôi; giám hộ giữa các thành viên trong gia đình; vấn đề ly hôn; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; xử lí vi phạm; điều khoản thi hành. Trong điều kiện kinh tế - xã hội như hiện nay, những biến động xã hội đã tác động đến cơ cấu, chức năng, vai trò của gia đình. Ở Việt Nam, căn cứ vào tình hình chung của các gia đình, quan hệ hôn nhân vẫn là quan hệ nền tảng, trên cơ sở đó thiết kế đời sống gia đình. Hôn nhân là quan hệ giữa các đôi nam nữ (quan hệ tính giao) được xã hội công nhận dưới nhiều hình thức. Sự công nhận của chính quyền về mặt pháp lí; của gia đình, họ hàng, bạn bè dưới hình thức nghi lễ theo phong tục, tập quán, tôn giáo của địa phương là rất quan trọng.
Điều 64 Hiến pháp năm 1992, được sửa đổi, bổ sung năm 2001 ghi rõ: “Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng". Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 là sự kế thừa và phát triển các chế định của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 và trước đó, của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, nhằm thiết lập, bảo vệ và hướng tới sự văn minh, tiến bộ, bảo đảm hạnh phúc trong hôn nhân và gia đình; là cơ sở pháp lí vững chắc để loại bỏ những hiện tượng vi phạm trong quan hệ hôn nhân như tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lấy vợ lẽ, tình trạng đánh vợ, hành hạ con cái, không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con cái, bố mẹ già...
Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có tốt thị xã hội mới tốt. Ngược lại, xã hội tốt là một bảo đảm cho gia đình tốt. Chính vì hiểu rõ và đánh giá đúng vai trò, trách nhiệm của gia đình, Nhà nước ta đã hết sức chú trọng động viên và giúp đỡ việc xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc; xây dựng các quan hệ hoà thuận, tốt đẹp nữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái,.... Nhiều quy định của Luật hôn nhân và gia đình và các đạo luật khác như Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Bộ luật lao động... đã có tác dụng tạo điều kiện cho các gia đình làm ăn sinh sống dễ dàng hơn, cũng như quy định rõ trách nhiệm, quyền, lợi ích của vợ chồng, cha mẹ, con cái; những điều ngăn cấm và quy định về xử phạt các hành vi vi phạm.
Xác định vị trí của Luật hôn nhân và gia đình trong đời sống của xã hội ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1959, phát biểu trước Quốc hội nhân dịp Quốc hội thông qua Luật hôn nhân và gia đình đầu tiên của xã hội ta, đã nhấn mạnh: Luật hôn nhân và gia đình có quan hệ mật thiết đến mọi người dân trong nước, đến cả nòi giống Việt Nam ta. Đạo luật ấy làm cho gái trai thật sự bình quyền, gia đình thật sự hạnh phúc. Toàn thể đồng bào ta đều nhiệt liệt hoan nghênh đạo luật chí tình chí lí ấy.
3. Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình việt nam
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, trong đó đã bổ sung nhiều những quy định mới về chế độ tài sản của vợ chồng. Theo đó, Luật hôn nhân và gia đình 2014 có nhiều điểm mới hơn so với Luật cũ. Xuất phát từ quan hệ tài sản của vợ chồng còn nhiều quy định chưa phù hợp với thực tế, Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã chú trọng thay đổi những quy định về phần này. Những quy định mới này đều dựa trên nền tảng của luật cũ, nhưng có sự phân định rõ ràng hơn, đồng thời bổ sung thêm những quy định mới phù hợp với thực tiễn.
Luật Tia Sáng sẽ phổ biến những thông tin mới nhất trong chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân gia đình. MỜI CÁC BẠN XEM CHI TIẾT TRONG BÀI: CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM
4. Luật hôn nhân gia đình năm 2014 mới nhất áp dụng năm 2022 có hiệu lực như thế nào?
Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014 là Luật hôn nhân và gia đình được áp dụng tại Việt Nam vào thời điểm năm 2022.
Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình.
5. Luật hôn nhân gia đình mới nhất 2022 có những đổi mới nào?
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 được Quốc hội khoá XIII thông qua tại kỳ họp lần thứ 7 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có những điểm mới cơ bản sau:
Tăng cường bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình
Khoản 2, Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định các hành vi nghiêm cấm, trong đó có: Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi. Đặc biệt trong quá trình giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình thì danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ.
Nâng độ tuổi kết hôn
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã nâng độ tuổi kết hôn của nữ thành đủ 18 tuổi và đủ 20 tuổi đối với nam. (Điều kiện kết hôn theo Điều 9, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên. Theo đó, nam chỉ cần 19 tuổi 1 ngày và đối với nữ chỉ cần 17 tuổi 1 ngày là được phép kết hôn)
Không cấm kết hôn đồng giới
Khoản 2, Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính”, nhưng quy định “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”. Như vậy, những người đồng giới tính vẫn có thể kết hôn, tuy nhiên sẽ không được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra. Đây cũng được coi là một điểm mới trong việc nhìn nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính của nhà nước ta trong tình hình hiện nay.
Tăng cường bảo vệ phụ nữ và con đối với hôn nhân không đăng ký
Luật mới quy định cụ thể cách giải quyết về con, tài sản nghĩa vụ và hợp đồng khi các bên nam, nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Không tính thời gian chung sống như vợ chồng trước khi đăng ký kết hôn vào thời kỳ hôn nhân.
Tài sản của vợ chồng khi kết hôn
Luật hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận. Việc thoả thuận phải được lập bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực trước khi kết hôn. Thoả thuận này vẫn có thể được thay đổi sau khi kết hôn.
Thêm đối tượng được yêu cầu giải quyết ly hôn
Luật hôn nhân và gia đình mới cũng bổ sung thêm các đối tượng được yêu cầu giải quyết ly hôn. Theo đó, thay vì chỉ vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng mới có quyền yêu cầu toà án giải quyết ly hôn như trước đây thì từ ngày 01/01/2015, cha, mẹ, người thân thích khác cũng có thể yêu cầu giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ, tinh thần của họ. Chồng không có quyền ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng.
Nghĩa vụ đối với con khi ly hôn
Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thoả thuận được thì toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên (Luật hôn nhân và Gia đình năm 2000 là từ đủ 9 tuổi trở lên), thì phải xem xét nguyện vọng của con. Quy định “về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác” được sửa thành “con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trong nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thoả thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.
Cho phép mang thai hộ
Luật mới cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây: Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; vợ chồng đang không có con chung; đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý. Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây: là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ; đã từng sinh con và chỉ nhờ mang thai hộ một lần; ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ; trường hợp người phụ nữ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng; đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
Ngoài những nội dung mới quan trọng trên, Luật hôn nhân và Gia đình năm 2014 (Điều 88) cũng quy định thêm: Quy định về con do người vợ mang thai trong thời kỳ hôn nhân cũng được luật hoá. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ mang thai trong thời kỳ hôn nhân. Nếu cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được toà án xác định.
Với những điểm mới như trên, hy vọng rằng, khi đi vào cuộc sống Luật hôn nhân và Gia đình sẽ giải quyết được những vấn đề quan trọng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, góp phần xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bền vững và hạnh phúc.
6. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình
1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
3. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.
4. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
5. Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.
7. Tổng hợp vi phạm về kết hôn, ly hôn và mức phạt mới nhất
Kết hôn, ly hôn là do vợ chồng tự nguyện quyết định. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều người vẫn cố tình vi phạm. Sau đây, Luật Tia Sáng tổng hợp các mức xử phạt liên quan đến việc kết hôn, ly hôn.
7.1. Xử phạt hành chính
7.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự
8. Dịch vụ pháp lý về hôn nhân và gia đình mà Luật Tia Sáng cung cấp:
Luật Tia Sáng cung cấp dịch vụ pháp lý và giải đáp tất cả những vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, bao gồm:
Tư vấn chính sách pháp lý mới ban hành trong lĩnh vực hôn nhân gia đình;
Tư vấn thủ tục, điều kiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
Tư vấn các vấn đề pháp lý về xác lập tài sản chung và tài sản riêng, tài sản thừa kế giữa các thành viên trong gia đình;
Tư vấn, giải đáp về vấn đề thuận tình ly hôn, đơn phương ly hôn theo quy định pháp luật;
Tư vấn và giải đáp tranh chấp về quyền nuôi con, cấp dưỡng, thăm nom con sau khi ly nhân;
Cử Luật sư tư vấn và hướng dẫn các bên tiến hành thủ tục ly hôn theo quy định pháp luật;
Tư vấn về điều kiện, quyền và nghĩa vụ của các bên khi mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;
Giải quyết tranh chấp liên quan đến việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;
Cử Luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng, giải quyết tranh chấp tại Tòa án.
9. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ pháp lý tại Luật Tia Sáng:
Đội ngũ Luật sư trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình có chuyên môn giỏi, uy tín, giàu kinh nghiệm và làm việc tận tâm;
Khách hàng được tư vấn pháp lý đầy đủ và toàn diện;
Luôn giúp khách hàng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình;
Thời gian tiến hành thủ tục ly hôn nhanh chóng theo yêu cầu của khách hàng;
Tiết kiệm thời gian và công sức của Khách hàng với dịch vụ pháp lý uy tín;
Cam kết giải quyết các vấn đề một cách riêng tư và đảm bảo bảo mật thông tin cho khách hàng;
Giúp khách hàng thỏa thuận giữa các bên, hạn chế việc tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền để có kết quả tốt nhất;
Mức phí dịch vụ phù hợp.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm Luật sư tư vấn hôn nhân và gia đình hay các dịch vụ pháp lý khác, vui lòng liên hệ LUẬT TIA SÁNG để tư vấn và giải đáp kịp thời.
10. Thông tin liên hệ
Công ty Luật TNHH MTV TIA SÁNG
Địa chỉ: Phòng 2.3, tầng 2 tòa nhà Indochina. Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. ĐaKao, Q.1, TP. HCM
Số điện thoại: 0989.072.079 | 0906.219.287
Email: tiasanglaw@gmail.com
1.1. Khái niệm về luật hôn nhân gia đình
Tìm hiểu khái niệm Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 với 3 ý nghĩa:
- Với ý nghĩa là một môn học: Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam là hệ thống khái niệm, quan điểm, nhận thức, đánh giá mang tính lý luận về pháp luật hôn nhân và gia đình và thực tiễn áp dụng, thi hành pháp luật hôn nhân và gia đình.
- Với ý nghĩa là một văn bản pháp luật cụ thể: Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam là văn bản pháp luật trong đó có chứa đựng các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình. Ví dụ: Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
- Với ý nghĩa là một ngành luật: Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình, bao gồm các quan hệ về nhân thân và quan hệ về tài sản giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa những thành viên trong gia đình.
1.2. Đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
Đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam là các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, cụ thể là các quan hệ về nhân thân và quan hệ về tài sản phát sinh giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và các con, giữa những người thân thích ruột thịt khác.
Đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình có các đặc điểm sau:
- Quan hệ nhân thân là nhóm quan hệ chủ đạo và có ý nghĩa quyết định trong các quan hệ hôn nhân và gia đình.
- Yếu tố tình cảm gắn bó giữa các chủ thể là đặc điểm cơ bản trong quan hệ hôn nhân và gia đình.
- Quyền và nghĩa vụ hôn nhân và gia đình gắn liền với nhân thân mỗi chủ thể, không thể chuyển giao cho người khác được.
- Quyền và nghĩa vụ trong quan hệ hôn nhân và gia đình tồn tại lâu dài, bền vững.
- Quyền và nghĩa vụ tài sản trong quan hệ hôn nhân và gia đình không mang tính chất đền bù, ngang giá.
1.3. Phương pháp điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình
Phương pháp điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình là những biện pháp, cách thức tác động của các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình tới các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình phù hợp với ý chí của Nhà nước.
Xuất phát từ đặc điểm của các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình là quan hệ giữa các chủ thể gắn bó với nhau bởi yếu tố tình cảm, huyết thống hoặc nuôi dưỡng nên Luật Hôn nhân và gia đình có phương pháp điều chỉnh linh hoạt và mềm dẻo. Hầu hết các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình không quy định biện pháp chế tài.
Phương pháp điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình có các đặc điểm sau:
- Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể luôn tương ứng với nhau. Đồng thời, các chù thể tham gia quan hệ hôn nhân và gia đình vừa có quyền, vừa phải thực hiện nghĩa vụ. Vì vậy, trong các điều luật luôn quy định các chủ thể có “quyền và nghĩa vụ”.
- Các chủ thể khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình phải xuất phát từ lợi ích chung của gia đình.
- Các chủ thể không được phép bằng sự tự thỏa thuận để làm thay đổi những quyền và nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định.
- Các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình gắn bó mật thiết với các quy tắc đạo đức, phong tục tập quán và lẽ sống trong xã hội.
2. Quy định chung của pháp luật hôn nhân gia đình mới nhất năm 2022
Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình, trách nhiệm của công dân, nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam; điều chỉnh các quan hệ phát sinh do các sự kiện kết hôn, li hôn, nuôi con nuôi, sinh đẻ, giám hộ, cấp dưỡng; điều chỉnh các quan hệ nhân thân và các quan hệ tài sản phát sinh giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa ông bà và cháu, giữa anh chị em với nhau và giữa các thành viên gia đình; quy định việc xử lí các hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam có nhiệm vụ góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lí cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 là Đạo luật chứa đựng hệ thống các quy phạm pháp luật quy định và điều chỉnh các quan hệ pháp lí liên quan đến hôn nhân và gia đình.
Luật hôn nhân và gia đình được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá X, kì họp thứ 7 thông qua ngày 09.6.2000 và có hiệu lực kể từ ngày 01.01.2001. Luật này thay thế Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 và Pháp lệnh hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài năm 1993. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 được ban hành nhằm đề cao hơn nữa vai trò của gia đình trong đời sống xã hội; giữ gìn, phát huy truyền thống và những giá trị, những phong tục, tập quán tốt đẹp, lành mạnh, thuỷ chung trong hôn nhân và gia đình của dân tộc Việt Nam, xoá bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình; đề cao trách nhiệm của công dân, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình. Nhiệm vụ của Luật hôn nhân và gia đình là nhằm góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lí cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Phạm vi điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình là chế độ hôn nhân và gia đình, trách nhiệm của công dân, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 gồm 12 Chương, 110 điều với những nội dung cơ bản sau: những quy định chung; kết hôn; quan hệ giữa vợ và chồng; quan hệ giữa cha, mẹ với con, giữa ông bà nội, ông bà ngoại với cháu, giữa anh, chị, em và giữa các thành viên trong gia đình; vấn đề cấp dưỡng; việc xác định cha, mẹ, con; chế độ con nuôi; giám hộ giữa các thành viên trong gia đình; vấn đề ly hôn; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; xử lí vi phạm; điều khoản thi hành. Trong điều kiện kinh tế - xã hội như hiện nay, những biến động xã hội đã tác động đến cơ cấu, chức năng, vai trò của gia đình. Ở Việt Nam, căn cứ vào tình hình chung của các gia đình, quan hệ hôn nhân vẫn là quan hệ nền tảng, trên cơ sở đó thiết kế đời sống gia đình. Hôn nhân là quan hệ giữa các đôi nam nữ (quan hệ tính giao) được xã hội công nhận dưới nhiều hình thức. Sự công nhận của chính quyền về mặt pháp lí; của gia đình, họ hàng, bạn bè dưới hình thức nghi lễ theo phong tục, tập quán, tôn giáo của địa phương là rất quan trọng.
Điều 64 Hiến pháp năm 1992, được sửa đổi, bổ sung năm 2001 ghi rõ: “Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng". Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 là sự kế thừa và phát triển các chế định của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 và trước đó, của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, nhằm thiết lập, bảo vệ và hướng tới sự văn minh, tiến bộ, bảo đảm hạnh phúc trong hôn nhân và gia đình; là cơ sở pháp lí vững chắc để loại bỏ những hiện tượng vi phạm trong quan hệ hôn nhân như tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lấy vợ lẽ, tình trạng đánh vợ, hành hạ con cái, không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con cái, bố mẹ già...
Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có tốt thị xã hội mới tốt. Ngược lại, xã hội tốt là một bảo đảm cho gia đình tốt. Chính vì hiểu rõ và đánh giá đúng vai trò, trách nhiệm của gia đình, Nhà nước ta đã hết sức chú trọng động viên và giúp đỡ việc xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc; xây dựng các quan hệ hoà thuận, tốt đẹp nữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái,.... Nhiều quy định của Luật hôn nhân và gia đình và các đạo luật khác như Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Bộ luật lao động... đã có tác dụng tạo điều kiện cho các gia đình làm ăn sinh sống dễ dàng hơn, cũng như quy định rõ trách nhiệm, quyền, lợi ích của vợ chồng, cha mẹ, con cái; những điều ngăn cấm và quy định về xử phạt các hành vi vi phạm.
Xác định vị trí của Luật hôn nhân và gia đình trong đời sống của xã hội ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1959, phát biểu trước Quốc hội nhân dịp Quốc hội thông qua Luật hôn nhân và gia đình đầu tiên của xã hội ta, đã nhấn mạnh: Luật hôn nhân và gia đình có quan hệ mật thiết đến mọi người dân trong nước, đến cả nòi giống Việt Nam ta. Đạo luật ấy làm cho gái trai thật sự bình quyền, gia đình thật sự hạnh phúc. Toàn thể đồng bào ta đều nhiệt liệt hoan nghênh đạo luật chí tình chí lí ấy.
3. Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình việt nam
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, trong đó đã bổ sung nhiều những quy định mới về chế độ tài sản của vợ chồng. Theo đó, Luật hôn nhân và gia đình 2014 có nhiều điểm mới hơn so với Luật cũ. Xuất phát từ quan hệ tài sản của vợ chồng còn nhiều quy định chưa phù hợp với thực tế, Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã chú trọng thay đổi những quy định về phần này. Những quy định mới này đều dựa trên nền tảng của luật cũ, nhưng có sự phân định rõ ràng hơn, đồng thời bổ sung thêm những quy định mới phù hợp với thực tiễn.
Luật Tia Sáng sẽ phổ biến những thông tin mới nhất trong chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân gia đình. MỜI CÁC BẠN XEM CHI TIẾT TRONG BÀI: CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM
4. Luật hôn nhân gia đình năm 2014 mới nhất áp dụng năm 2022 có hiệu lực như thế nào?
Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014 là Luật hôn nhân và gia đình được áp dụng tại Việt Nam vào thời điểm năm 2022.
Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình.
5. Luật hôn nhân gia đình mới nhất 2022 có những đổi mới nào?
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 được Quốc hội khoá XIII thông qua tại kỳ họp lần thứ 7 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có những điểm mới cơ bản sau:
Tăng cường bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình
Khoản 2, Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định các hành vi nghiêm cấm, trong đó có: Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi. Đặc biệt trong quá trình giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình thì danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ.
Nâng độ tuổi kết hôn
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã nâng độ tuổi kết hôn của nữ thành đủ 18 tuổi và đủ 20 tuổi đối với nam. (Điều kiện kết hôn theo Điều 9, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên. Theo đó, nam chỉ cần 19 tuổi 1 ngày và đối với nữ chỉ cần 17 tuổi 1 ngày là được phép kết hôn)
Không cấm kết hôn đồng giới
Khoản 2, Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính”, nhưng quy định “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”. Như vậy, những người đồng giới tính vẫn có thể kết hôn, tuy nhiên sẽ không được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra. Đây cũng được coi là một điểm mới trong việc nhìn nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính của nhà nước ta trong tình hình hiện nay.
Tăng cường bảo vệ phụ nữ và con đối với hôn nhân không đăng ký
Luật mới quy định cụ thể cách giải quyết về con, tài sản nghĩa vụ và hợp đồng khi các bên nam, nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Không tính thời gian chung sống như vợ chồng trước khi đăng ký kết hôn vào thời kỳ hôn nhân.
Tài sản của vợ chồng khi kết hôn
Luật hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận. Việc thoả thuận phải được lập bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực trước khi kết hôn. Thoả thuận này vẫn có thể được thay đổi sau khi kết hôn.
Thêm đối tượng được yêu cầu giải quyết ly hôn
Luật hôn nhân và gia đình mới cũng bổ sung thêm các đối tượng được yêu cầu giải quyết ly hôn. Theo đó, thay vì chỉ vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng mới có quyền yêu cầu toà án giải quyết ly hôn như trước đây thì từ ngày 01/01/2015, cha, mẹ, người thân thích khác cũng có thể yêu cầu giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ, tinh thần của họ. Chồng không có quyền ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng.
Nghĩa vụ đối với con khi ly hôn
Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thoả thuận được thì toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên (Luật hôn nhân và Gia đình năm 2000 là từ đủ 9 tuổi trở lên), thì phải xem xét nguyện vọng của con. Quy định “về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác” được sửa thành “con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trong nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thoả thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.
Cho phép mang thai hộ
Luật mới cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây: Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; vợ chồng đang không có con chung; đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý. Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây: là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ; đã từng sinh con và chỉ nhờ mang thai hộ một lần; ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ; trường hợp người phụ nữ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng; đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
Ngoài những nội dung mới quan trọng trên, Luật hôn nhân và Gia đình năm 2014 (Điều 88) cũng quy định thêm: Quy định về con do người vợ mang thai trong thời kỳ hôn nhân cũng được luật hoá. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ mang thai trong thời kỳ hôn nhân. Nếu cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được toà án xác định.
Với những điểm mới như trên, hy vọng rằng, khi đi vào cuộc sống Luật hôn nhân và Gia đình sẽ giải quyết được những vấn đề quan trọng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, góp phần xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bền vững và hạnh phúc.
6. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình
1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
3. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.
4. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
5. Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.
7. Tổng hợp vi phạm về kết hôn, ly hôn và mức phạt mới nhất
Kết hôn, ly hôn là do vợ chồng tự nguyện quyết định. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều người vẫn cố tình vi phạm. Sau đây, Luật Tia Sáng tổng hợp các mức xử phạt liên quan đến việc kết hôn, ly hôn.
7.1. Xử phạt hành chính
7.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự
8. Dịch vụ pháp lý về hôn nhân và gia đình mà Luật Tia Sáng cung cấp:
Luật Tia Sáng cung cấp dịch vụ pháp lý và giải đáp tất cả những vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, bao gồm:
Tư vấn chính sách pháp lý mới ban hành trong lĩnh vực hôn nhân gia đình;
Tư vấn thủ tục, điều kiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
Tư vấn các vấn đề pháp lý về xác lập tài sản chung và tài sản riêng, tài sản thừa kế giữa các thành viên trong gia đình;
Tư vấn, giải đáp về vấn đề thuận tình ly hôn, đơn phương ly hôn theo quy định pháp luật;
Tư vấn và giải đáp tranh chấp về quyền nuôi con, cấp dưỡng, thăm nom con sau khi ly nhân;
Cử Luật sư tư vấn và hướng dẫn các bên tiến hành thủ tục ly hôn theo quy định pháp luật;
Tư vấn về điều kiện, quyền và nghĩa vụ của các bên khi mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;
Giải quyết tranh chấp liên quan đến việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;
Cử Luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng, giải quyết tranh chấp tại Tòa án.
9. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ pháp lý tại Luật Tia Sáng:
Đội ngũ Luật sư trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình có chuyên môn giỏi, uy tín, giàu kinh nghiệm và làm việc tận tâm;
Khách hàng được tư vấn pháp lý đầy đủ và toàn diện;
Luôn giúp khách hàng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình;
Thời gian tiến hành thủ tục ly hôn nhanh chóng theo yêu cầu của khách hàng;
Tiết kiệm thời gian và công sức của Khách hàng với dịch vụ pháp lý uy tín;
Cam kết giải quyết các vấn đề một cách riêng tư và đảm bảo bảo mật thông tin cho khách hàng;
Giúp khách hàng thỏa thuận giữa các bên, hạn chế việc tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền để có kết quả tốt nhất;
Mức phí dịch vụ phù hợp.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm Luật sư tư vấn hôn nhân và gia đình hay các dịch vụ pháp lý khác, vui lòng liên hệ LUẬT TIA SÁNG để tư vấn và giải đáp kịp thời.
10. Thông tin liên hệ
Công ty Luật TNHH MTV TIA SÁNG
Địa chỉ: Phòng 2.3, tầng 2 tòa nhà Indochina. Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. ĐaKao, Q.1, TP. HCM
Số điện thoại: 0989.072.079 | 0906.219.287
Email: tiasanglaw@gmail.com