Trước đây gout được xem là căn bệnh nhà giàu, nhưng hiện nay đối tượng mắc bệnh ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Nếu không kịp thời điều trị bằng phương pháp thích hợp thì những biến chứng do bệnh gout gây ra thật khôn lường. Bạn cần đọc qua bài viết này để chủ động bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn.

SƠ LƯỢC VỀ BỆNH GOUT
Gout là một trong những bệnh lý xương khớp đáng e ngại với triệu chứng điển hình là đau đột ngột vùng khớp bàn chân và ngón chân cái.

Bệnh gout là gì?
Bệnh gout, hay còn gọi bệnh thống phong, là thuật ngữ chỉ về tình trạng dư thừa acid uric trong máu gây nên. Gout tiến triển qua 4 giai đoạn chính gồm:
► Giai đoạn 1: Tăng acid uric máu chưa có triệu chứng
Ban đầu nồng độ acid uric trong máu của bệnh nhân tăng nhưng chưa có biểu hiện triệu chứng rõ ràng nào. Thông thường ở giai đoạn này uric lắng đọng trong mô gây tổn thương nhẹ. Nếu được kiểm soát kịp thời yếu tố này thì bệnh không tiến triển phức tạp.
► Giai đoạn 2: Bệnh gout cấp tính
Ở mức độ này thì tinh thể uric lắng đọng đột ngột gây viêm cấp. Cơn bột phát thường sẽ giảm dần sau 3 – 10 ngày. Đôi khi nó được kích hoạt bởi tình trạng stress, bia rượu hay thời tiết lạnh.

► Giai đoạn 3: Khoảng cách giữa các cơn gout cấp
Giai đoạn này, những đợt đau bộc phát sau đó có thể không xảy ra trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Tuy nhiên chúng sẽ tồn tại thường xuyên hơn, các tinh thể acid uric tiếp tục lắng đọng trong mô máu.
► Giai đoạn 4: Bệnh gout có tophi mạn tính
Đây là mức độ nặng nhất của bệnh gout, gây suy nhược và ảnh hưởng nghiêm trọng đến người mắc phải. Bệnh nhân có thể bị viêm khớp mạn tính và phát triển khối u lớn do uric tích tụ, gọi là tophi. Chúng xuất hiện ở các khớp ngón tay, ngón chân.


Triệu chứng nhận biết bệnh gout
Đa số dấu hiệu của bệnh gout thường xuất hiện đột ngột và xảy ra nhiều vào ban đêm. Cụ thể bạn có thể nhận biết các triệu chứng như sau:
+ Đau khớp dữ dội: Các khớp lớn của ngón chân cái hay bất kỳ các ngón chân khác sẽ đau đột ngột, dữ dội. Một số vị trí khác bị đau như mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay, cổ tay.
+ Khó chịu kéo dài: Sau khi thuyên giảm cơn đau khớp dữ dội thì cảm giác khó chịu vẫn kéo dài đến vài tuần. Càng về sau thì cơn đau bộc phát càng kéo dài thời gian lâu hơn.
+ Sưng đỏ và viêm khớp: Các khớp ở vị trí gout sẽ trở nên sưng, tấy đỏ, mềm và ấm hơn bình thường rất nhiều. Bệnh tiến triển khiến bệnh nhân đôi khi không thể cử động các khớp.

CẢNH BÁO BIẾN CHỨNG DO BỆNH GOUT GÂY RA
Nếu không được thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm thì bệnh gout kéo dài sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Cụ thể là:

Hỏng khớp, bại liệt
Nguy cơ bại liệt là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh gout ở giai đoạn cuối. Lúc này khớp bàn chân bị hư hỏng nặng nề, mất khả năng cử động và tự điều khiển. Vì thế bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng bại liệt, xương bàn chân biến dạng thành dị tật.

Gây bệnh thận
Các tinh thể acid uric tích tụ ngày càng nhiều ở khớp xương và thận. Từ đó bệnh nhân sẽ đối mặt với những vấn đề như sỏi thận, suy thận,… Chúng diễn biến âm thầm không có triệu chứng rõ rệt. Đến giai đoạn cuối thì khó điều trị và tốn chi phí rất cao.

Tổn thương đến tim
Mặc dù ít ai để ý đến nhưng bệnh gout sẽ tác động xấu đến tim. Acid uric thừa tích tụ ở tĩnh mạch, động mạch, những mạch máu ở tim gây viêm màng trong tim và cơ tim. Nguy hiểm hơn nữa là chúng gây tắc nghẽn mạch máu, làm máu không lưu thông được.

Nguy cơ tai biến, đột quỵ
Người mắc bệnh gout ở mức độ nặng có nhiều nguy cơ bị đột quỵ hay tai biến hơn người bình thường. Bởi bệnh gout là một trong những thủ phạm gây huyết áp cap, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,… Nhiều trường hợp bệnh nhân tử vong vì biến chứng này.

BỆNH NHÂN GOUT NÊN KIÊNG GÌ, NÊN LÀM GÌ?
Chuyên gia xương khớp Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu đưa ra những lời khuyên thiết thực dành cho bệnh nhân gout như sau.

Những điều nên hạn chế
Để cải thiện tình trạng sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả nhất thì bị bệnh gout không nên:
+ Ăn các thực phẩm chiên xào nhiều chất béo, nhiều mỡ động vật, thức ăn nhanh.
+ Tiêu thụ những thực phẩm giàu purin như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật,…
+ Dùng nước uống có ga, các thứ có chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,…
+ Vận động quá mạnh, lao động cật lực, làm những việc quá sức mà thiếu đi sự nghỉ ngơi khoa học.

Những điều nên làm
Bệnh nhân gout nên tăng cường những hoạt động sau rất tốt cho sức khỏe và nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng đau khó chịu:
+ Uống nhiều nước lọc hoặc khoáng kiềm thay cho nước lọc.
+ Ăn những món chứa chất xơ nhiều như rau xanh, đậu, hoa quả,…
+ Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, vận động phù hợp với sức khỏe.
+ Tập thiền, yoga hoặc các bài thể thao nhẹ nhàng không tốn nhiều mồ hôi.
+ Thực hiện lối sống lành mạnh, tránh xa rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích,…


Xem thêm chi tiết bài viết tại: https://dakhoahoancautphcm.vn/canh-bao-nhung-bien-chung-do-benh-gout-gay-ra.html


+ Tin tức 24h: Phòng khám Đa Khoa Hoàn Cầu - Địa chỉ cắt bao quy đầu uy tín, chất lượng
+ Báo Pháp Luật: Khám nam khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu thế nào?
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀN CẦU
- Thời gian hoạt động: 8:00 – 20:00 mỗi ngày kể cả ngày lễ
- Địa chỉ phòng khám: 80-82 Châu Văn Liêm, P.11, Q.5, TP.HCM
- Website: Phòng khám đa khoa Hoàn cầu
- Hotline tư vấn: (028) 3923 9999