1. Pháp nhân thương mại là gì
Căn cứ theo quy định tại Điều 75 Bộ luật dân sự 2015, pháp nhân thương mại được quy định như sau:
– Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm **** lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
– Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
-Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân thương mại
2. Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội
Căn cứ Điều 75 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại: Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại là hành vi của một người hoặc một số người đang thuộc biên chế của doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế mà theo pháp luật thì doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế này là pháp nhân thương mại. Nếu họ không thực hiện hành vi nhân danh doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế được công nhận là pháp nhân thương mại thì hành vi phạm tội của họ không phải là hành vi của pháp nhân thương mại. Tuy nhiên, nếu một người được pháp nhân thương mại ký hợp đồng hay uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ do pháp nhân thương mại giao và khi thực hiện họ nhân danh pháp nhân thương mại đã ký hợp đồng hoặc uỷ quyền cho họ thì hành vi phạm tội của người này vẫn là hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại mà họ ký hợp đồng hoặc được uỷ quyền.
– Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại: Khi một người hoặc một số người thực hiện hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại giao hoặc uỷ quyền đều vì lợi ích của pháp nhân thương mại chứ không vì lợi ích cá nhân của họ. Tuy nhiên, nếu trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội họ lại lợi dụng pháp nhân thương mại để thực hiện thêm hành vi vì lợi ích cá nhân thì chỉ hành vi nào vì lợi ích của pháp nhân thương mại mới buộc pháp nhân thương mại phải chịu, còn hành vi nào vượt ra ngoài lợi ích của pháp nhân thương mại mà vì lợi ích cá nhân họ thì họ phải chịu.
– Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại: Hành vi phạm tội của một hoặc một số người phải có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại. Sự chỉ đạo điều hành là sự chỉ đạo của những người đứng đầu hoặc của một tập thể pháp nhân thương mại như: Giám đốc, Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc của công ty. Sự chỉ đạo, điều hành này cũng tương tự như trường hợp phạm tội có tổ chức mà người tổ chức là người chỉ đạo điều hành mọi hành vi của tất cả các đồng phạm khác. Ngoài sự chỉ đạo, điều hành của những người nhân danh pháp nhân thương mại còn có trường hợp tuy không có sự chỉ đạo, điều hành nhưng lại có sự chấp thuận của những người đứng đầu pháp nhân thương mại thì hành vi phạm tội cũng là hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại.
– Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định: Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 tuỳ thuộc vào tội phạm mà pháp nhân thương mại thực hiện: 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng; 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng; 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng; 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.
3. Truy cứu trách nhiệm hình sự là gì?
Truy cứu trách nhiệm hình sự là việc áp dụng các biện pháp tố tụng hình sự qua các giai đoạn từ khởi tố vụ án, khởi tố bị can, đến điều tra, truy tố và xét xử để buộc người đã có hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm phải chịu trách nhiệm về hành vi ấy, tức là phải chịu hình phạt.
Người có khả năng nhận thức được hành vi của mình, có khả năng điều khiển được hành vi đó là người có năng lực trách nhiệm hình sự và sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu người đó thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự.
4. Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại:
Theo quy định tại Điều 76 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm: Tội buôn lậu; tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; tội sản xuất, buôn bán hàng cấm; tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm; tội sản xuất, buôn bán hàng giả; tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm; tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi; tội đầu cơ; tội trốn thuế; tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước; tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán; tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán; tội thao túng thị trường chứng khoán; tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm; tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động; tội vi phạm quy định về cạnh tranh; tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan; tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên; tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã.
Trước khi Bộ luật Hình sự năm 2015 chưa được sửa đổi, bổ sung thì chỉ có 31 tội danh mà pháp nhân thương mại bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, sau khi Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì ngoài 31 tội danh đã được quy định trong Bộ luật hình sự thì Quốc hội đã bổ sung thêm 2 tội, đó là tội tài trợ khủng bố và tội rửa tiền. Như vậy, tổng số tội danh mà pháp nhân thương mại có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật hiện hành là 33 tội.
5. Thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân
Dưới đây là thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân;
thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự-1
5.1. Tiếp nhận tố giác, thông tin sự việc ban đầu
TỐ GIÁC tội phạm là các việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
5.2. Khởi tố vụ án hình sự
“Khởi tố” vụ án hình sự là giai đoạn đầu của quá trình tố tụng hình sự. Theo đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự. Giai đoạn này được bắt đầu kể từ khi các cơ quan có thẩm quyền nhận được tin báo hoặc tố giác về tội phạm và kết thúc khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Theo quy định tại Điều 143 BLTTHS thì chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ sau:
Tố giác của cá nhân
Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
Tin báo của phương tiện thông tin đại chúng;
Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
Người phạm tội tự thú.
5.3. Điều tra vụ án hình sự
Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự theo quy định tại Điều 163 BLTTHS bao gồm:
Cơ quan điều tra của Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.
Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.
Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.
Các hoạt động điều tra vụ án hình sự bao gồm:
Khởi tố và hỏi cung bị can
Lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, đối chất và nhận dạng.
Khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật
Khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, thực nghiệm điều tra
Giám định và định giá tài sản.
Khi kết thúc điều tra cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố nếu có đủ chứng cứ, hoặc đình chỉ điều tra nếu có một trong các căn cứ quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự hay đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can là người thực hiện tội phạm.
5.4. Truy tố
Truy tố vụ án hình sự do Viện kiểm sát thực hiện. Trong thời hạn 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong các quyết định:
Truy tố bị can trước Tòa án;
Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;
Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can.
Trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố nhưng không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
5.5. Xét xử vụ án hình sự
XÉT XỬ SƠ THẨM
Thủ tục xét xử sơ thẩm bắt đầu khi Tòa án nhận được hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát chuyển sang. Trình tự xét xử tại phiên tòa bao gồm:
Khai mạc
Xét hỏi
Tranh luận trước tòa
Nghị án và tuyên án.
Quá trình xét xử được thực hiện theo nguyên tắc xét xử trực tiếp bằng lời nói và liên tục, chỉ xét xử những bị cáo, những hành vi theo tội danh mà viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã có quyết định đưa ra xét xử.
Kết thúc phiên tòa sơ thẩm, hội đồng xét xử ra bản án hoặc các quyết định.
XÉT XỬ PHÚC THẨM
Theo quy định tại Điều 330 BLTTHS, xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.
Quyền kháng cáo thuộc về bị cáo, người bào chữa, người bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án … được quy định chi tiết tại Điều 331 BLTTHS.
Quyền kháng nghị thuộc về Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp.
Khi xét xử Hội đồng xét xử chỉ xử lại những phần bị kháng cáo, kháng nghị trong bản án của tòa sơ thẩm, nhưng trên cơ sở xem xét toàn bộ vụ án. Tòa phúc thẩm có thể ra một trong các quyết định sau: bác kháng cáo, kháng nghị giữ nguyên bản án sơ thẩm, sửa án sơ thẩm; hủy án sơ thẩm để điều tra hoặc xét xử lại; hủy án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.
5.6. Thi hành bản án và quyết định của Tòa án
Việc thi hành các loại hình phạt phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Trong quá trình cải tạo, để động viên giáo dục người phạm tội luật tố tụng hình sự quy định việc giảm thời hạn và miễn chấp hành hình phạt đối với họ.
5.7. Xét lại các bản án và quyết định có hiệu lực của tòa án
Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.
Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó.
thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự
6. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Tại Điều 27 – Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định về thời hiệu truy tố trách nhiệm hình sự, theo đó thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định dựa vào mức độ nghiêm trọng của tội phạm như sau:
– 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng
– 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng
– 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng
– 20 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng
Việc xác định mức độ nghiêm trọng không phức tạp mà chỉ cần dựa vào mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Truy tố trách nhiệm hình sự kết thúc khi có bản án, quyết định của Tòa án hoặc hết thời hiệu truy tố Trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên cũng có những trường hợp sẽ không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm trên đây. Đó là những trường hợp đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia được quy định tại Bộ luật Hình sự; các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh; tội tham ô tài sản, hối lộ theo quy định của pháp luật.
7. Thẩm quyền xét xử đối với pháp nhân
1. Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự về các tội phạm do pháp nhân thực hiện là Tòa án nơi pháp nhân thực hiện hành vi phạm tội. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi pháp nhân đó có trụ sở chính hoặc nơi có chi nhánh của pháp nhân đó thực hiện tội phạm.
2. Việc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm đối với pháp nhân phạm tội được thực hiện theo thủ tục chung quy định. Phiên tòa xét xử đối với pháp nhân phải có mặt người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp; có mặt bị hại hoặc người đại diện của bị hại.
8. Thẩm quyền thi hành án đối với pháp nhân
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành hình phạt tiền đối với pháp nhân. Trình tự, thủ tục thi hành hình phạt tiền được thực hiện theo quy định của Luật thi hành án dân sự.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thi hành các hình phạt khác và các biện pháp tư pháp quy định tại Bộ luật hình sự đối với pháp nhân theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp pháp nhân bị kết án thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập thì pháp nhân kế thừa các quyền và nghĩa vụ của pháp nhân bị kết án có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thi hành án phạt tiền, bồi thường thiệt hại.
9. Những vấn đề cần phải chứng minh khi tiến hành tố tụng đối với pháp nhân bị buộc tội
1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội thuộc trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo quy định của Bộ luật hình sự.
2. Lỗi của pháp nhân, lỗi của cá nhân là thành viên của pháp nhân.
3. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội của pháp nhân gây ra.
4. Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự và tình tiết khác liên quan đến miễn hình phạt.
5. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội.
Tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo
1. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp nhưng chưa có kết quả mà đã hết thời hạn điều tra. Trường hợp này việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.
2. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo là pháp nhân khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Không có sự việc phạm tội;
b) Hành vi của pháp nhân không cấu thành tội phạm;
c) Hành vi phạm tội của pháp nhân đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
d) Hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được pháp nhân thực hiện tội phạm;
đ) Hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
10. Thủ tục đương nhiên xóa án tích đối với pháp nhân
1. Pháp nhân thương mại bị kết án đương nhiên được xóa án tích nếu trong thời hạn 02 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà pháp nhân thương mại không thực hiện hành vi phạm tội mới.
2. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của pháp nhân được đương nhiên xóa án tích và xét thấy có đủ điều kiện thì Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án cấp giấy chứng nhận pháp nhân đã được xóa án tích.
11. Ví dụ pháp nhân thương mại phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Ngày 2/7, Cơ quan Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Tp.HCM cho biết đã ra quyết định truy nã đối với Lê Thị Anh Thi (38 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH Lý Hứa Kỳ) về tội Sản xuất, buôn bán hàng giả 1.870 cây ống nhựa nhãn hiệu “Nhựa Bình Minh” không hóa đơn, chứng từ. Đại diện Công ty Cổ phần nhựa Bình Minh xác nhận số hàng này là giả, có giá trị hàng thật hàng trăm triệu đồng.
Trước tiên, cần phải xác định chủ thể vi phạm trong trường hợp này là Công ty Lý Hứa Kỳ, và hành vi vi phạm là vì mục đích tìm **** lợi nhuận. Công ty Lý Hứa Kỳ là một pháp nhân thương mại (PNTM) theo quy định tại pháp luật dân sự, theo đó “Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm **** lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên”. Cùng với đó, Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015 (BLHS) quy định tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc PNTM thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý. Như vậy, Công ty Lý Hứa Kỳ là một PNTM và phải chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi của mình.
Điều 2 BLHS quy định “Chỉ PNTM nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự.” và trong các tội danh được quy định tại Điều 76 BLHS bao gồm Điều 192 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả). Do đó, Công ty Lý Hứa Kỳ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả.
Tùy thuộc vào giá trị hàng hóa giả đã được sản xuất, tiêu thụ; sự tác động đến thị trường; sự ảnh hưởng xấu đến uy tín của thương hiệu ống nhựa Bình Minh và các yếu tố liên quan được kết luận bởi Cơ quan Cảnh sát điều tra mà Công ty Lý Hứa Kỳ có thể bị một hoặc nhiều hình phạt bao gồm phạt tiền tối thiểu 1.000.000.000 đồng, đình chỉ hoạt động từ 06 tháng tới 3 năm, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Quý khách cần tư vấn hỏi đáp các trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội, các tội phạm hình sự,... những vấn đề liên quan khác xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Công ty Luật TNHH MTV TIA SÁNG
Địa chỉ: Phòng 2.3, tầng 2 tòa nhà Indochina. Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. ĐaKao, Q.1, TP. HCM
Số điện thoại: 0989.072.079 | 0906.219.287
Email:tiasanglaw@gmail.com
>>> TÌM HIỂU THÊM: Vi phạm luật hình sự và các ví dụ hành vi vi phạm luật hình sự
>>> TÌM HIỂU THÊM: Tội hình sự là gì? Các yếu tố cấu thành tội phạm hình sự
Căn cứ theo quy định tại Điều 75 Bộ luật dân sự 2015, pháp nhân thương mại được quy định như sau:
– Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm **** lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
– Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
-Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân thương mại
2. Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội
Căn cứ Điều 75 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại: Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại là hành vi của một người hoặc một số người đang thuộc biên chế của doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế mà theo pháp luật thì doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế này là pháp nhân thương mại. Nếu họ không thực hiện hành vi nhân danh doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế được công nhận là pháp nhân thương mại thì hành vi phạm tội của họ không phải là hành vi của pháp nhân thương mại. Tuy nhiên, nếu một người được pháp nhân thương mại ký hợp đồng hay uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ do pháp nhân thương mại giao và khi thực hiện họ nhân danh pháp nhân thương mại đã ký hợp đồng hoặc uỷ quyền cho họ thì hành vi phạm tội của người này vẫn là hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại mà họ ký hợp đồng hoặc được uỷ quyền.
– Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại: Khi một người hoặc một số người thực hiện hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại giao hoặc uỷ quyền đều vì lợi ích của pháp nhân thương mại chứ không vì lợi ích cá nhân của họ. Tuy nhiên, nếu trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội họ lại lợi dụng pháp nhân thương mại để thực hiện thêm hành vi vì lợi ích cá nhân thì chỉ hành vi nào vì lợi ích của pháp nhân thương mại mới buộc pháp nhân thương mại phải chịu, còn hành vi nào vượt ra ngoài lợi ích của pháp nhân thương mại mà vì lợi ích cá nhân họ thì họ phải chịu.
– Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại: Hành vi phạm tội của một hoặc một số người phải có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại. Sự chỉ đạo điều hành là sự chỉ đạo của những người đứng đầu hoặc của một tập thể pháp nhân thương mại như: Giám đốc, Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc của công ty. Sự chỉ đạo, điều hành này cũng tương tự như trường hợp phạm tội có tổ chức mà người tổ chức là người chỉ đạo điều hành mọi hành vi của tất cả các đồng phạm khác. Ngoài sự chỉ đạo, điều hành của những người nhân danh pháp nhân thương mại còn có trường hợp tuy không có sự chỉ đạo, điều hành nhưng lại có sự chấp thuận của những người đứng đầu pháp nhân thương mại thì hành vi phạm tội cũng là hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại.
– Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định: Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 tuỳ thuộc vào tội phạm mà pháp nhân thương mại thực hiện: 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng; 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng; 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng; 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.
3. Truy cứu trách nhiệm hình sự là gì?
Truy cứu trách nhiệm hình sự là việc áp dụng các biện pháp tố tụng hình sự qua các giai đoạn từ khởi tố vụ án, khởi tố bị can, đến điều tra, truy tố và xét xử để buộc người đã có hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm phải chịu trách nhiệm về hành vi ấy, tức là phải chịu hình phạt.
Người có khả năng nhận thức được hành vi của mình, có khả năng điều khiển được hành vi đó là người có năng lực trách nhiệm hình sự và sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu người đó thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự.
4. Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại:
Theo quy định tại Điều 76 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm: Tội buôn lậu; tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; tội sản xuất, buôn bán hàng cấm; tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm; tội sản xuất, buôn bán hàng giả; tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm; tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi; tội đầu cơ; tội trốn thuế; tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước; tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán; tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán; tội thao túng thị trường chứng khoán; tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm; tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động; tội vi phạm quy định về cạnh tranh; tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan; tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên; tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã.
Trước khi Bộ luật Hình sự năm 2015 chưa được sửa đổi, bổ sung thì chỉ có 31 tội danh mà pháp nhân thương mại bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, sau khi Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì ngoài 31 tội danh đã được quy định trong Bộ luật hình sự thì Quốc hội đã bổ sung thêm 2 tội, đó là tội tài trợ khủng bố và tội rửa tiền. Như vậy, tổng số tội danh mà pháp nhân thương mại có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật hiện hành là 33 tội.
5. Thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân
Dưới đây là thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân;
thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự-1
5.1. Tiếp nhận tố giác, thông tin sự việc ban đầu
TỐ GIÁC tội phạm là các việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
5.2. Khởi tố vụ án hình sự
“Khởi tố” vụ án hình sự là giai đoạn đầu của quá trình tố tụng hình sự. Theo đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự. Giai đoạn này được bắt đầu kể từ khi các cơ quan có thẩm quyền nhận được tin báo hoặc tố giác về tội phạm và kết thúc khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Theo quy định tại Điều 143 BLTTHS thì chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ sau:
Tố giác của cá nhân
Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
Tin báo của phương tiện thông tin đại chúng;
Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
Người phạm tội tự thú.
5.3. Điều tra vụ án hình sự
Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự theo quy định tại Điều 163 BLTTHS bao gồm:
Cơ quan điều tra của Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.
Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.
Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.
Các hoạt động điều tra vụ án hình sự bao gồm:
Khởi tố và hỏi cung bị can
Lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, đối chất và nhận dạng.
Khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật
Khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, thực nghiệm điều tra
Giám định và định giá tài sản.
Khi kết thúc điều tra cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố nếu có đủ chứng cứ, hoặc đình chỉ điều tra nếu có một trong các căn cứ quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự hay đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can là người thực hiện tội phạm.
5.4. Truy tố
Truy tố vụ án hình sự do Viện kiểm sát thực hiện. Trong thời hạn 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong các quyết định:
Truy tố bị can trước Tòa án;
Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;
Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can.
Trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố nhưng không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
5.5. Xét xử vụ án hình sự
XÉT XỬ SƠ THẨM
Thủ tục xét xử sơ thẩm bắt đầu khi Tòa án nhận được hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát chuyển sang. Trình tự xét xử tại phiên tòa bao gồm:
Khai mạc
Xét hỏi
Tranh luận trước tòa
Nghị án và tuyên án.
Quá trình xét xử được thực hiện theo nguyên tắc xét xử trực tiếp bằng lời nói và liên tục, chỉ xét xử những bị cáo, những hành vi theo tội danh mà viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã có quyết định đưa ra xét xử.
Kết thúc phiên tòa sơ thẩm, hội đồng xét xử ra bản án hoặc các quyết định.
XÉT XỬ PHÚC THẨM
Theo quy định tại Điều 330 BLTTHS, xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.
Quyền kháng cáo thuộc về bị cáo, người bào chữa, người bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án … được quy định chi tiết tại Điều 331 BLTTHS.
Quyền kháng nghị thuộc về Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp.
Khi xét xử Hội đồng xét xử chỉ xử lại những phần bị kháng cáo, kháng nghị trong bản án của tòa sơ thẩm, nhưng trên cơ sở xem xét toàn bộ vụ án. Tòa phúc thẩm có thể ra một trong các quyết định sau: bác kháng cáo, kháng nghị giữ nguyên bản án sơ thẩm, sửa án sơ thẩm; hủy án sơ thẩm để điều tra hoặc xét xử lại; hủy án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.
5.6. Thi hành bản án và quyết định của Tòa án
Việc thi hành các loại hình phạt phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Trong quá trình cải tạo, để động viên giáo dục người phạm tội luật tố tụng hình sự quy định việc giảm thời hạn và miễn chấp hành hình phạt đối với họ.
5.7. Xét lại các bản án và quyết định có hiệu lực của tòa án
Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.
Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó.
thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự
6. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Tại Điều 27 – Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định về thời hiệu truy tố trách nhiệm hình sự, theo đó thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định dựa vào mức độ nghiêm trọng của tội phạm như sau:
– 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng
– 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng
– 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng
– 20 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng
Việc xác định mức độ nghiêm trọng không phức tạp mà chỉ cần dựa vào mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Truy tố trách nhiệm hình sự kết thúc khi có bản án, quyết định của Tòa án hoặc hết thời hiệu truy tố Trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên cũng có những trường hợp sẽ không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm trên đây. Đó là những trường hợp đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia được quy định tại Bộ luật Hình sự; các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh; tội tham ô tài sản, hối lộ theo quy định của pháp luật.
7. Thẩm quyền xét xử đối với pháp nhân
1. Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự về các tội phạm do pháp nhân thực hiện là Tòa án nơi pháp nhân thực hiện hành vi phạm tội. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi pháp nhân đó có trụ sở chính hoặc nơi có chi nhánh của pháp nhân đó thực hiện tội phạm.
2. Việc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm đối với pháp nhân phạm tội được thực hiện theo thủ tục chung quy định. Phiên tòa xét xử đối với pháp nhân phải có mặt người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp; có mặt bị hại hoặc người đại diện của bị hại.
8. Thẩm quyền thi hành án đối với pháp nhân
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành hình phạt tiền đối với pháp nhân. Trình tự, thủ tục thi hành hình phạt tiền được thực hiện theo quy định của Luật thi hành án dân sự.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thi hành các hình phạt khác và các biện pháp tư pháp quy định tại Bộ luật hình sự đối với pháp nhân theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp pháp nhân bị kết án thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập thì pháp nhân kế thừa các quyền và nghĩa vụ của pháp nhân bị kết án có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thi hành án phạt tiền, bồi thường thiệt hại.
9. Những vấn đề cần phải chứng minh khi tiến hành tố tụng đối với pháp nhân bị buộc tội
1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội thuộc trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo quy định của Bộ luật hình sự.
2. Lỗi của pháp nhân, lỗi của cá nhân là thành viên của pháp nhân.
3. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội của pháp nhân gây ra.
4. Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự và tình tiết khác liên quan đến miễn hình phạt.
5. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội.
Tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo
1. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp nhưng chưa có kết quả mà đã hết thời hạn điều tra. Trường hợp này việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.
2. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo là pháp nhân khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Không có sự việc phạm tội;
b) Hành vi của pháp nhân không cấu thành tội phạm;
c) Hành vi phạm tội của pháp nhân đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
d) Hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được pháp nhân thực hiện tội phạm;
đ) Hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
10. Thủ tục đương nhiên xóa án tích đối với pháp nhân
1. Pháp nhân thương mại bị kết án đương nhiên được xóa án tích nếu trong thời hạn 02 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà pháp nhân thương mại không thực hiện hành vi phạm tội mới.
2. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của pháp nhân được đương nhiên xóa án tích và xét thấy có đủ điều kiện thì Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án cấp giấy chứng nhận pháp nhân đã được xóa án tích.
11. Ví dụ pháp nhân thương mại phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Ngày 2/7, Cơ quan Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Tp.HCM cho biết đã ra quyết định truy nã đối với Lê Thị Anh Thi (38 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH Lý Hứa Kỳ) về tội Sản xuất, buôn bán hàng giả 1.870 cây ống nhựa nhãn hiệu “Nhựa Bình Minh” không hóa đơn, chứng từ. Đại diện Công ty Cổ phần nhựa Bình Minh xác nhận số hàng này là giả, có giá trị hàng thật hàng trăm triệu đồng.
Trước tiên, cần phải xác định chủ thể vi phạm trong trường hợp này là Công ty Lý Hứa Kỳ, và hành vi vi phạm là vì mục đích tìm **** lợi nhuận. Công ty Lý Hứa Kỳ là một pháp nhân thương mại (PNTM) theo quy định tại pháp luật dân sự, theo đó “Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm **** lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên”. Cùng với đó, Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015 (BLHS) quy định tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc PNTM thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý. Như vậy, Công ty Lý Hứa Kỳ là một PNTM và phải chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi của mình.
Điều 2 BLHS quy định “Chỉ PNTM nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự.” và trong các tội danh được quy định tại Điều 76 BLHS bao gồm Điều 192 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả). Do đó, Công ty Lý Hứa Kỳ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả.
Tùy thuộc vào giá trị hàng hóa giả đã được sản xuất, tiêu thụ; sự tác động đến thị trường; sự ảnh hưởng xấu đến uy tín của thương hiệu ống nhựa Bình Minh và các yếu tố liên quan được kết luận bởi Cơ quan Cảnh sát điều tra mà Công ty Lý Hứa Kỳ có thể bị một hoặc nhiều hình phạt bao gồm phạt tiền tối thiểu 1.000.000.000 đồng, đình chỉ hoạt động từ 06 tháng tới 3 năm, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Quý khách cần tư vấn hỏi đáp các trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội, các tội phạm hình sự,... những vấn đề liên quan khác xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Công ty Luật TNHH MTV TIA SÁNG
Địa chỉ: Phòng 2.3, tầng 2 tòa nhà Indochina. Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. ĐaKao, Q.1, TP. HCM
Số điện thoại: 0989.072.079 | 0906.219.287
Email:tiasanglaw@gmail.com
>>> TÌM HIỂU THÊM: Vi phạm luật hình sự và các ví dụ hành vi vi phạm luật hình sự
>>> TÌM HIỂU THÊM: Tội hình sự là gì? Các yếu tố cấu thành tội phạm hình sự