Trong một công ty hay doanh nghiệp, những chức vụ và bộ phận kinh doanh làm việc trực tiếp với khách hàng luôn luôn được coi trọng. Tại Việt Nam hiện nay đã tiếp cận với rất nhiều thuật ngữ mới dưới nhiều hình thức khác nhau và CCO hay được hiểu là giám đốc kinh doanh đóng vai trò rất lớn. Vậy CCO là gì? nó có vai trò như thế nào?

1. CCO là gì?
CCO là tên viết tắt của cụm từ Chief Customer Officer. CCO là Giám đốc kinh doanh, là một chức danh lớn trong công ty, chỉ đứng sau CEO. Công việc của 1 CCO là quản lý và điều phối công việc và toàn bộ bộ máy liên quan đến khách hàng và hoạt động tiêu thụ sản phẩm theo chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và theo chỉ đạo trực tiếp từ Tổng Giám đốc/ Giám đốc Điều hành/ CEO.
CCO không chỉ là một chức vụ rất lớn trong công ty (thường là nhân vật số 2 trong công ty, sau CEO). Mà còn là một “cái nghề”, một cái nghề chuyên nghiệp trong xã hội, một nghề đòi hỏi phải được đào tạo một cách bài bản và có hệ thống thì mới có thể thành công.
2. Vai trò của CCO là gì ?
Trong một công ty chuyên nghiệp hiện nay thì không thể thiếu được vị trí này, CCO đóng một số vai trò cực kỳ quan trọng như sau:
Quản lý và điều phối các hoạt động kinh doanh của công ty
Nghiên cứu và đưa ra những chiến lược kinh doanh để đưa lên ban giám đốc, cùng xem xét.
Nắm được các số liệu kinh doanh và nguồn khách hàng của công ty
Mở các rộng các mối quan hệ đối tác và khách hàng để đưa khách hàng tốt nhất về cho công ty, từ đó đem lại lợi nhuận cho công ty.
Khai thác thị trường và đưa ra những sản phẩm kinh doanh trình lên ban giám đốc, từ đó tìm ra hướng kinh doanh tối ưu nhất.
Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên kinh doanh cấp dưới để có một bộ máy kinh doanh có chuyên môn cao.
3. Một số thách thức thường gặp với một CCO là gì?
Vì mang trong mình trọng trách rất lớn, chỉ đứng sau CEO. Cho nên, những thách thức và trách nhiệm cũng tỷ lệ thuận trong doanh nghiệp. Dưới đây sẽ là những khó khăn và trở ngại lớn nhất với CCO khi tham gia làm việc trong một doanh nghiệp:
CCO đôi khi vai trò không được xác định rõ ràng và chính xác.
CCO không báo cáo trực tiếp cho Hội đồng quản trị.
Công việc của CCO không được quyết định và chấm dứt từ Hội đồng quản trị.
CCO không có nguồn lực tài chính và nhân lực để thực hiện công việc.
Không có chính sách và thủ tục giám sát và báo cáo tại chỗ, CCO không thể làm gì về những điều đó.
4. Làm thế nào để trở thành CCO tài năng?
Học vấn
Để có thể đảm nhận được vị trí ày, ứng viên phải có nền tảng kiến thức trong các lĩnh vực như: Kinh tế, kinh doanh, marketing. Có tấm bằng thạc sĩ trong lĩnh vực này ứng viên sẽ có nhiều lợi thế khi ứng tuyển. Bên cạnh đó, nếu có kinh nghiệm làm việc nhiều năm và kiến thức sâu rộng thì cũng có thể được chấp nhận vào vị trí này.
Kinh nghiệm
Người đảm nhận vị trí giám đốc kinh doanh cần tối thiểu 10 năm kinh nghiệm với các hoạt động kinh doanh, xây dựng và triển khai những chiến lược thành công.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam