Đái tháo đường là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, tỉ lệ người mắc bệnh đái tháo đường đang tằng lên đáng kể. Điều đáng lo ở đây là tuy phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu hết về mức độ nguy hiểm của nó. Đái tháo đường nếu không được điều trị hợp lý sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các biến chứng nguy hiểm để người bệnh cùng tham khảo.
CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Biến chứng ở mắt: Đường huyết cao khiến cho hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương có thể gây chảy máu dẫn đến mù lòa. Ngoài ra vẫn còn một số biến chứng khác như: đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, bệnh võng mạc,...Bệnh nhân cần đi soi đáy mắt định kỳ 6-12 tháng/ lần.
Biến chứng thận: Đường trong máu cao gây tổn thương đến vi mạch máu trong thận, từ đó làm suy giảm chức năng lọc của thận, thậm chí suy thận. Ở giai đoạn bệnh thận nặng, bệnh nhân cần chạy thận nhân tạo hay lọc màng bụng để duy trì sự sống, điều này rất tốn kém và làm chất lượng sống giảm nhiều. Do đó bệnh nhân ĐTĐ nên kiểm tra Microalbumin niệu định kỳ 6 tháng/ lần.
Biến chứng tim mạch: Bệnh tim mạch và đột quỵ (còn gọi là tai biến mạch máu não) là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất, đây là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở người bị đái tháo đường. Bệnh đái tháo đường làm gia tăng nguy cơ tai biến mạch máu não 1,5 – 2 lần, gia tăng nguy cơ bệnh mạch vành từ 2 – 4 lần và tăng nguy cơ viêm tắc động mạch chi dưới 5 – 10 lần. Nếu không được chữa trị kịp thời và hợp lý có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.
Biến chứng thần kinh: Đây là biến chứng gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của bệnh nhân và khó điều trị nhất ở bệnh nhân đái tháo đường. Biến chứng thần kinh được chia thành nhiều dạng gồm:
+ Bệnh thần kinh ngoại biên: bệnh thần kinh thường gặp nhất ở bệnh nhân tiểu đường, ảnh hưởng trên dây thần kinh bàn chân và cẳng chân, một số trường hợp bị ở bàn tay và cẳng tay. Khoảng ⅓ đến ½ bệnh nhân tiểu đường có biến chứng thần kinh ngoại biên. Triệu chứng bệnh bao gồm: tê, ngứa, mất cảm giác bàn chân,…
+ Bệnh thần kinh tự chủ: Ảnh hưởng đến thần kinh tự chủ của hệ tiêu hóa, tim mạch, tiết niệu, cơ quan sinh dục, mắt, tuyến mồ hôi… gây mất khả năng nhận biết dấu hiệu hạ đường huyết.
+ Bệnh đơn dây thần kinh: Tổn thương các dây thần kinh đơn lẻ thường gặp ở tay, đầu, thân mình hoặc chân. Tổn thương chèn ép lên dây thần kinh gây hội chứng ống cổ tay làm đau, tê, teo cơ bàn tay…
+ Bệnh đám rối – rễ thần kinh: Tổn thương dây thần kinh gây teo cơ. Bệnh đa dây thần kinh, biểu hiện đau một bên đùi, sụt cân, yếu vận động.
Biến chứng bàn chân: Tình trạng nhiễm trùng, loét, hoại tử vùng bàn chân xảy ra phổ biến. Nguyên nhân do ở người bệnh tiểu đường, chi dưới dễ bị tổn thương. Chỉ 1 vết thương nhỏ cũng dẫn đến loét, lâu lành, dễ bị nhiễm khuẩn, hoại tử. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng, người bệnh có thể phải cắt cụt chi dưới.
Nguy cơ nhiễm trùng: Các vết thương trên cơ thể người bệnh đái tháo đường thường lâu lành hơn người bình thường. Đó là do khi lượng đường cao trong máu làm cơ thể người bệnh giảm sức đề kháng, từ đó vết thương dễ nhiễm trùng và khó lành hơn.
Nguồn: https://dakhoamientrung.vn/%20benh-dai-thao-duong-va-nhung-bien-chung-nguy-hiem-da-nang-quang-nam.html
Thông tin liên hệ: Đa khoa Miền Trung
CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Biến chứng ở mắt: Đường huyết cao khiến cho hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương có thể gây chảy máu dẫn đến mù lòa. Ngoài ra vẫn còn một số biến chứng khác như: đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, bệnh võng mạc,...Bệnh nhân cần đi soi đáy mắt định kỳ 6-12 tháng/ lần.
Biến chứng thận: Đường trong máu cao gây tổn thương đến vi mạch máu trong thận, từ đó làm suy giảm chức năng lọc của thận, thậm chí suy thận. Ở giai đoạn bệnh thận nặng, bệnh nhân cần chạy thận nhân tạo hay lọc màng bụng để duy trì sự sống, điều này rất tốn kém và làm chất lượng sống giảm nhiều. Do đó bệnh nhân ĐTĐ nên kiểm tra Microalbumin niệu định kỳ 6 tháng/ lần.
Biến chứng tim mạch: Bệnh tim mạch và đột quỵ (còn gọi là tai biến mạch máu não) là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất, đây là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở người bị đái tháo đường. Bệnh đái tháo đường làm gia tăng nguy cơ tai biến mạch máu não 1,5 – 2 lần, gia tăng nguy cơ bệnh mạch vành từ 2 – 4 lần và tăng nguy cơ viêm tắc động mạch chi dưới 5 – 10 lần. Nếu không được chữa trị kịp thời và hợp lý có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.
Biến chứng thần kinh: Đây là biến chứng gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của bệnh nhân và khó điều trị nhất ở bệnh nhân đái tháo đường. Biến chứng thần kinh được chia thành nhiều dạng gồm:
+ Bệnh thần kinh ngoại biên: bệnh thần kinh thường gặp nhất ở bệnh nhân tiểu đường, ảnh hưởng trên dây thần kinh bàn chân và cẳng chân, một số trường hợp bị ở bàn tay và cẳng tay. Khoảng ⅓ đến ½ bệnh nhân tiểu đường có biến chứng thần kinh ngoại biên. Triệu chứng bệnh bao gồm: tê, ngứa, mất cảm giác bàn chân,…
+ Bệnh thần kinh tự chủ: Ảnh hưởng đến thần kinh tự chủ của hệ tiêu hóa, tim mạch, tiết niệu, cơ quan sinh dục, mắt, tuyến mồ hôi… gây mất khả năng nhận biết dấu hiệu hạ đường huyết.
+ Bệnh đơn dây thần kinh: Tổn thương các dây thần kinh đơn lẻ thường gặp ở tay, đầu, thân mình hoặc chân. Tổn thương chèn ép lên dây thần kinh gây hội chứng ống cổ tay làm đau, tê, teo cơ bàn tay…
+ Bệnh đám rối – rễ thần kinh: Tổn thương dây thần kinh gây teo cơ. Bệnh đa dây thần kinh, biểu hiện đau một bên đùi, sụt cân, yếu vận động.
Biến chứng bàn chân: Tình trạng nhiễm trùng, loét, hoại tử vùng bàn chân xảy ra phổ biến. Nguyên nhân do ở người bệnh tiểu đường, chi dưới dễ bị tổn thương. Chỉ 1 vết thương nhỏ cũng dẫn đến loét, lâu lành, dễ bị nhiễm khuẩn, hoại tử. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng, người bệnh có thể phải cắt cụt chi dưới.
Nguy cơ nhiễm trùng: Các vết thương trên cơ thể người bệnh đái tháo đường thường lâu lành hơn người bình thường. Đó là do khi lượng đường cao trong máu làm cơ thể người bệnh giảm sức đề kháng, từ đó vết thương dễ nhiễm trùng và khó lành hơn.
Nguồn: https://dakhoamientrung.vn/%20benh-dai-thao-duong-va-nhung-bien-chung-nguy-hiem-da-nang-quang-nam.html
Thông tin liên hệ: Đa khoa Miền Trung