CFO có vai trò gì tại các doanh nghiệp? Vì sao giám đốc tài chính CFO lại đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp? Con đường thăng tiến của CFO ra sao? Tất cả vấn đề này sẽ có trong bài viết sau đây.

1. Vai trò của Giám đốc tài chính CFO
CFO có 3 vai trò chính như sau:
CFO là cầu nối giữa doanh nghiệp với đối tác: CFO là người nhìn thấy “bức tranh” tài chính doanh nghiệp, có kiến thức về những con số. Qua đó, giúp doanh nghiệp ký kết được hợp đồng có lợi và tìm ra tiếng nói chung khi đàm phán với đối tác.
Người hoạch định chiến lược: CFO làm ra báo cáo tài chính và vạch đường đi phù hợp với nguồn tài chính của doanh nghiệp. Nhờ có CFO kiểm soát dòng tiền và CEO có thể vận hành doanh nghiệp một cách trơn tru.
Nhà quản trị tài ba: Tùy thuộc vào quy mô, cơ cấu và hoạt động của doanh nghiệp, CFO sẽ áp dụng mô phỏng quản trị tài chính thích hợp nhất. Qua đó, giúp doanh nghiệp thống kê đầu vào, đầu ra của từng khoản chi phí để hạn chế rủi ro và dùng quỹ ngân sách hiệu quả nhất.
>>> Có thể bạn quan tâm: Việc làm cấp cao
2. Công việc của CFO gồm những gì?
Giám đốc tài chính có vai trò quan trọng trong việc tối ưu tài chính cho doanh nghiệp. Công việc chi tiết của chức vụ CFO là xây dựng chiến lược để tăng hiệu quả kinh doanh và giá trị lợi nhuận cho cổ đông dựa trên góc nhìn tài chính. CFO là người:
- Theo dõi, đánh giá hoạt động tài chính của doanh nghiệp
- Tư vấn kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp
- Báo cáo tài chính.
- Giám đốc tài chính sẽ phải đảm bảo cho doanh nghiệp có khả năng thanh toán khoản nợ ngắn hạn.
- Tối ưu hóa chỉ số ROI
- Phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện kế hoạch quảng cáo, cân đối ngân sách Truyền thông là hoạt động quan trọng với bất kỳ doanh nghiệp nào
- Thiết lập, phát triển mối quan hệ với đối tác, cổ đông,..
- Hỗ trợ hoạt động kiểm toán Giám đốc tài chính luôn hỗ trợ hoạt động kiểm toán doanh nghiệp để đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ pháp luật.
- Quản trị công nợ CFO phải thực hiện nhiệm vụ quản trị công nợ, đảm bảo trách nhiệm với các khoản nợ tiềm ẩn, hợp đồng pháp lý, thuế doanh nghiệp,…
>>> Tham khảo thêm: Tuyển dụng
3. Con đường thăng tiến sự nghiệp của CFO
+ Khi mới vào nghề thông thường sẽ làm ở vị trí Financial Analyst.
+ Sau đó, nếu làm việc tốt họ sẽ thăng tiến đến Senior Financial Analyst; Financial Controller;
+ Kế tiếp là vị trí Financial Analysis Manager
+ Và cao hơn nữa là Financial Planning Associate Director.
Một hướng khác cho những người bắt đầu từ vị trí kế toán viên, cần vài năm kinh nghiệm làm việc, tích lũy kỹ năng và kiến thức cơ bản về Phân tích Tài chính, Quản trị dòng tiền, Quản trị tài chính dự án, Lập kế hoạch Tài chính. Thực sự đủ năng lực, thì có thể kiêm nhiệm kế toán trưởng và sau đó từng bước trở thành CFO.
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Địa chỉ: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam