Bong gân cổ tay là chấn thương phổ biến, không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, đau nhức mà còn làm ảnh hưởng đến công việc, các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Vậy bị bong gân cổ tay làm sao hết? Bài viết sao đây sẽ gợi ý cho bạn một số cách giúp tình trạng bong gân cổ tay nhanh khỏi cùng một số lưu ý quan trọng khi điều trị tình trạng này.
BỊ BONG GÂN CỔ TAY LÀM SAO HẾT?
1. Sơ cứu theo phương pháp RICE
RICE là một biện pháp sơ cứu giúp người bị bong gân cổ tay giảm đau, giảm sưng hiệu quả, bao gồm 4 bước đơn giản như sau:
► R - Rest: Nghỉ ngơi tại chỗ và hạn chế vận động cổ tay trong ít nhất 48 giờ.
► I - Ice: Tiến hành chườm lạnh lên vùng bị bong gân bằng túi nước đá nhằm giúp xoa dịu vết thương hiệu quả. Lưu ý, bạn chỉ nên chườm đá từ 2 đến 3 lần/ngày trong khoảng 20 phút/lần để tránh làm da bị bỏng lạnh.
► C - Compression: Băng cổ tay bong gân bằng băng thun hoặc băng keo y tế để giúp giảm tình trạng sưng tấy.
► E - Elevation: Nâng cổ tay cao hơn tim có tác dụng giúp làm giảm đau và sưng viêm.
2. Đeo nẹp cố định vùng cổ tay
Có thể sử dụng nẹp để giữ cho cổ tay trong trạng thái cố định ở vị trí ban đầu. Tuy nhiên, để thực hiện cách này, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và chỉ được đeo trong khoảng thời gian ngắn. Bởi khi đeo nẹp cố định cổ tay quá lâu có thể dẫn đến tình trạng tê cứng và yếu cơ.
3. Dùng thuốc giảm đau
Uống thuốc giảm đau là một trong những câu trả lời cho thắc mắc “bong gân cổ tay làm sao hết” mà nhiều người áp dụng. Một số loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aleve, advil, motrin,... có thể giúp đẩy lùi hiệu quả các triệu chứng đau nhức và sưng tấy tạm thời.
Tuy nhiên, những loại thuốc này lại có tác dụng phụ chính là khiến cho nguy cơ chảy máu và loét tăng lên. Chính vì vậy, người bị bong gân cổ tay tuyệt đối không được lạm dụng thuốc và hãy đảm bảo chỉ dùng thuốc khi đã hỏi qua ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
4. Phẫu thuật
Đối với những trường hợp chấn thương vùng cổ tay nghiêm trọng, cơn đau kéo dài hơn 6 tuần liên tục không khỏi hoặc khi áp dụng các phương pháp khác nhưng không hiệu quả, bác sĩ điều trị có thể đề nghị thực hiện phẫu thuật để tiến hành nối lại dây chằng đã bị rách hoàn toàn. Khi đó, tùy thuộc vào chấn thương liên quan mà bác sĩ phẫu thuật có thể thực hiện thông qua 2 cách phổ biến là nội soi hoặc phẫu thuật mở.
5. Vật lý trị liệu
Người bị bong gân cổ tay sẽ được hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu được thiết kế riêng cùng với sự hỗ trợ của một số loại trang thiết bị khác để hồi phục được khả năng vận động ban đầu của cổ tay. Để thực hiện cách khắc phục tình trạng bong gân cổ tay này, bạn cần tìm địa chỉ uy tín và chất lượng để nhanh chóng có kết quả tốt.
Nguồn: https://phongkhamdakhoahoancauxk.vn/bi-bong-gan-co-tay-lam-sao-het-dieu-tri-o-dau-an-toan-va-hieu-qua.html
Thông tin liên hệ: Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu
BỊ BONG GÂN CỔ TAY LÀM SAO HẾT?
1. Sơ cứu theo phương pháp RICE
RICE là một biện pháp sơ cứu giúp người bị bong gân cổ tay giảm đau, giảm sưng hiệu quả, bao gồm 4 bước đơn giản như sau:
► R - Rest: Nghỉ ngơi tại chỗ và hạn chế vận động cổ tay trong ít nhất 48 giờ.
► I - Ice: Tiến hành chườm lạnh lên vùng bị bong gân bằng túi nước đá nhằm giúp xoa dịu vết thương hiệu quả. Lưu ý, bạn chỉ nên chườm đá từ 2 đến 3 lần/ngày trong khoảng 20 phút/lần để tránh làm da bị bỏng lạnh.
► C - Compression: Băng cổ tay bong gân bằng băng thun hoặc băng keo y tế để giúp giảm tình trạng sưng tấy.
► E - Elevation: Nâng cổ tay cao hơn tim có tác dụng giúp làm giảm đau và sưng viêm.
2. Đeo nẹp cố định vùng cổ tay
Có thể sử dụng nẹp để giữ cho cổ tay trong trạng thái cố định ở vị trí ban đầu. Tuy nhiên, để thực hiện cách này, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và chỉ được đeo trong khoảng thời gian ngắn. Bởi khi đeo nẹp cố định cổ tay quá lâu có thể dẫn đến tình trạng tê cứng và yếu cơ.
3. Dùng thuốc giảm đau
Uống thuốc giảm đau là một trong những câu trả lời cho thắc mắc “bong gân cổ tay làm sao hết” mà nhiều người áp dụng. Một số loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aleve, advil, motrin,... có thể giúp đẩy lùi hiệu quả các triệu chứng đau nhức và sưng tấy tạm thời.
Tuy nhiên, những loại thuốc này lại có tác dụng phụ chính là khiến cho nguy cơ chảy máu và loét tăng lên. Chính vì vậy, người bị bong gân cổ tay tuyệt đối không được lạm dụng thuốc và hãy đảm bảo chỉ dùng thuốc khi đã hỏi qua ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
4. Phẫu thuật
Đối với những trường hợp chấn thương vùng cổ tay nghiêm trọng, cơn đau kéo dài hơn 6 tuần liên tục không khỏi hoặc khi áp dụng các phương pháp khác nhưng không hiệu quả, bác sĩ điều trị có thể đề nghị thực hiện phẫu thuật để tiến hành nối lại dây chằng đã bị rách hoàn toàn. Khi đó, tùy thuộc vào chấn thương liên quan mà bác sĩ phẫu thuật có thể thực hiện thông qua 2 cách phổ biến là nội soi hoặc phẫu thuật mở.
5. Vật lý trị liệu
Người bị bong gân cổ tay sẽ được hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu được thiết kế riêng cùng với sự hỗ trợ của một số loại trang thiết bị khác để hồi phục được khả năng vận động ban đầu của cổ tay. Để thực hiện cách khắc phục tình trạng bong gân cổ tay này, bạn cần tìm địa chỉ uy tín và chất lượng để nhanh chóng có kết quả tốt.
Nguồn: https://phongkhamdakhoahoancauxk.vn/bi-bong-gan-co-tay-lam-sao-het-dieu-tri-o-dau-an-toan-va-hieu-qua.html
Thông tin liên hệ: Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu