Máy hiện lỗi "thiết bị không xác định" khiến người dùng và giới cửa hàng điêu đứng vì không thể sửa chữa.
Có thể bạn biết: Samsung Galaxy A5 2017
Trong những ngày đầu tháng 4, giới kinh doanh điện thoại xách tay ở Việt Nam xôn xao vì lỗi "thiết bị không xác định", khiến những chiếc iPhone trở thành "cục chặn giấy", không thể sửa chữa.
Cụ thể, sau dòng báo lỗi "thiết bị không xác định", iPhone hiển thị thêm dòng chữ "Vui lòng truy cập Trung tâm Giải đáp Dịch vụ". Từ đó, máy hướng dẫn người dùng nên tham khảo dịch vụ, bảo hành, cũng như các quy trình ở quốc gia sở tại.
Theo Đoàn Hiếu, một người kinh doanh iPhone và MacBook xách tay ở TP.HCM, lỗi này vừa xuất hiện khoảng một tuần nay, nhưng có cùng nguyên nhân với lỗi trước đây. Với những iPhone mua từ nhà mạng Mỹ bán sang tay, người bán chỉ cần báo mất với nhà mạng, Apple sẽ khoá máy từ xa. Không chỉ iPhone, iPad cũng có thể hiện lỗi tương tự.
Có thể bạn biết: Xiaomi Mi 4S
Đây là phản ứng mạnh tay mới nhất của Apple, nhằm tuyên chiến với iPhone (đã qua sử dụng) bị đánh cắp hoặc buôn lậu. Trước đây, với những máy bị báo mất, Apple chỉ ngừng hỗ trợ kỹ thuật và khi check serial number trên trang của hãng, người dùng sẽ không tra cứu được bất kỳ thông tin nào về thiết bị.
Theo Hiếu, để xác định được tình trạng máy có nằm trong danh sách đen của Apple hay không, giới kinh doanh iPhone thường sử dụng trang iunlock.us, một dịch vụ trả phí để tìm hiểu sâu hơn về thông tin của thiết bị. Nếu kết quả trả về có dòng chữ "Description 15 - Blacklist", máy vô phương cứu chữa.
Trao đổi với Zing.vn, Nguyễn Khoa, một kỹ thuật viên điện thoại ở Hà Nội cũng cho biết đã gặp tình trạng này trong những ngày qua. "Sau khi khách reset dòng 2 (Erase all content and settings), máy khởi động lại và hiện lỗi thiết bị không xác định, nên chỉ còn cách bán 'xác' vì không sửa được", Khoa chia sẻ. Kỹ thuật viên này cũng cho biết có trường hợp khách mua phải iPhone lock mạng, mở khoá bằng code rẻ tiền nên cũng nằm trong danh sách bị khoá máy.
Hiện tại, các chủ cửa hàng ở Hà Nội và TP.HCM chưa có cách khắc phục. Khách hàng được thông báo không nên chọn "Erase all content and settings" để tránh việc iPhone bị khoá vĩnh viễn. Những máy bị báo mất, nhưng chưa active trở lại và còn nằm trong kho của cửa hàng cũng "chắc suất" đột tử khi mở lên.
Bạn biết: Wmobile S1
Đây không phải là lần đầu các cửa hàng kinh doanh điện thoại xách tay tại Việt Nam gặp lỗi khoá máy. Năm ngoái, nhiều mẫu iPhone quốc tế bỗng nhiên bị Apple khoá và trở thành máy lock, đa số từ nhà mạng Verizon, Mỹ. Khi đó, nguyên nhân được xác định do người bán sử dụng code unlock dỏm, từ nguồn không đáng tin cậy để "phù phép" iPhone khoá mạng thành máy quốc tế. Tuy nhiên, người dùng vẫn có thể sử dụng SIM ghép sau khi bị Apple phát hiện.
Có thể bạn biết: Samsung Galaxy A5 2017
Trong những ngày đầu tháng 4, giới kinh doanh điện thoại xách tay ở Việt Nam xôn xao vì lỗi "thiết bị không xác định", khiến những chiếc iPhone trở thành "cục chặn giấy", không thể sửa chữa.
Cụ thể, sau dòng báo lỗi "thiết bị không xác định", iPhone hiển thị thêm dòng chữ "Vui lòng truy cập Trung tâm Giải đáp Dịch vụ". Từ đó, máy hướng dẫn người dùng nên tham khảo dịch vụ, bảo hành, cũng như các quy trình ở quốc gia sở tại.
Lỗi "Unauthorized device" (thiết bị không xác định) trên iPhone xách tay ở Việt Nam. Nếu kết quả kiểm tra trả về có dòng chữ "Description 15 - Blacklist", thiết bị nằm trong danh sách đen của Apple. Ảnh: Đ.H.
Theo Đoàn Hiếu, một người kinh doanh iPhone và MacBook xách tay ở TP.HCM, lỗi này vừa xuất hiện khoảng một tuần nay, nhưng có cùng nguyên nhân với lỗi trước đây. Với những iPhone mua từ nhà mạng Mỹ bán sang tay, người bán chỉ cần báo mất với nhà mạng, Apple sẽ khoá máy từ xa. Không chỉ iPhone, iPad cũng có thể hiện lỗi tương tự.
Có thể bạn biết: Xiaomi Mi 4S
Đây là phản ứng mạnh tay mới nhất của Apple, nhằm tuyên chiến với iPhone (đã qua sử dụng) bị đánh cắp hoặc buôn lậu. Trước đây, với những máy bị báo mất, Apple chỉ ngừng hỗ trợ kỹ thuật và khi check serial number trên trang của hãng, người dùng sẽ không tra cứu được bất kỳ thông tin nào về thiết bị.
Theo Hiếu, để xác định được tình trạng máy có nằm trong danh sách đen của Apple hay không, giới kinh doanh iPhone thường sử dụng trang iunlock.us, một dịch vụ trả phí để tìm hiểu sâu hơn về thông tin của thiết bị. Nếu kết quả trả về có dòng chữ "Description 15 - Blacklist", máy vô phương cứu chữa.
Trao đổi với Zing.vn, Nguyễn Khoa, một kỹ thuật viên điện thoại ở Hà Nội cũng cho biết đã gặp tình trạng này trong những ngày qua. "Sau khi khách reset dòng 2 (Erase all content and settings), máy khởi động lại và hiện lỗi thiết bị không xác định, nên chỉ còn cách bán 'xác' vì không sửa được", Khoa chia sẻ. Kỹ thuật viên này cũng cho biết có trường hợp khách mua phải iPhone lock mạng, mở khoá bằng code rẻ tiền nên cũng nằm trong danh sách bị khoá máy.
Hiện tại, các chủ cửa hàng ở Hà Nội và TP.HCM chưa có cách khắc phục. Khách hàng được thông báo không nên chọn "Erase all content and settings" để tránh việc iPhone bị khoá vĩnh viễn. Những máy bị báo mất, nhưng chưa active trở lại và còn nằm trong kho của cửa hàng cũng "chắc suất" đột tử khi mở lên.
Bạn biết: Wmobile S1
Đây không phải là lần đầu các cửa hàng kinh doanh điện thoại xách tay tại Việt Nam gặp lỗi khoá máy. Năm ngoái, nhiều mẫu iPhone quốc tế bỗng nhiên bị Apple khoá và trở thành máy lock, đa số từ nhà mạng Verizon, Mỹ. Khi đó, nguyên nhân được xác định do người bán sử dụng code unlock dỏm, từ nguồn không đáng tin cậy để "phù phép" iPhone khoá mạng thành máy quốc tế. Tuy nhiên, người dùng vẫn có thể sử dụng SIM ghép sau khi bị Apple phát hiện.