1. Chùa Thiên Mụ Huế
Địa chỉ: Xem ở Google Maps
Mở cửa: 08:00 – 18:00
“Đây là một công trình kiến trúc tâm linh văn hoá nổi tiếng khi đến thăm thành phố Huế. Đi dọc cung đường đến chùa Thiên Mụ có thể ngắm nhìn dòng sông Hương thơ mộng, hữu tình. Có các hoạt động trên sông như chèo thuyền, bơi lội ngâm mình trong sông Hương. Khách thập phương đến chùa Thiên Mụ rất nhiều, đa dạng (đa số là người Trung Quốc, người Hàn, đôi khi sẽ gặp người Thái…). Buổi chiều chụp hình check in được cảnh hoàng hôn và nắng chiều chiếu len lỏi qua lá cây rất đẹp.” – (Trai Phieu Lang – Google Maps, 2023)
“Chùa Thiên Mụ là một trong những thắng cảnh nổi bật thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước cũng như người dân địa phương. Chùa nằm ở vị trí độc đáo nhìn xuống sông Hương. Ngoài phần tháp và chùa được xây từ lâu thì phần sân sau có những công trình mới được xây sau này như vườn kiểng theo phong cách Nhật bản cũng như khoảng sân rất rộng. Chùa không thu vé tham quan, điểm giữ xe máy gần chùa chỉ 5k/xe có thể xem là rất hợp lý.” – (ktfoods Vietnam – Google Maps, 2023)
“Địa điểm rất đáng thử ở Huế, không cần chi phí vé nhưng vẫn ngắm được cảnh đẹp. Mọi người nên đi buổi chiều, kết hợp với ngắm hoàng hôn siêu đỉnh. Cung đường đi đến chùa cũng rất đẹp.” – (Hà Bảo Ngọc – Google Maps, 2023)
“Chùa cũng nhỏ thôi nhưng có cảm giác rất tâm linh và thanh tịnh. Một buổi chiều nắng đẹp nên phong cảnh ở đây cũng rất đẹp. Là một trong những địa điểm phải ghé khi đến Huế.” – (hong anh Nguyen – Google Maps, 2023)
Ảnh: Google Maps
2. Chùa Từ Đàm Huế
Địa chỉ: Xem ở Google Maps
Mở cửa: 06:00–21:00
“Ngôi chùa sắc tứ gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử đặc biệt là phong trào chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ 20. Đã được trùng tu nhiều lần nên cũng mất dần vẻ cổ kính so với các chùa sắc tứ xung quanh.” – (beauty ovspa – Google Maps, 2023)
“Nơi trang nghiêm và thanh tịnh. Là một trong những ngôi chùa có niên đại lâu nhất ở Huế, nơi không thể bỏ qua của khách du lịch.” – (Tony Nguyễn – Google Maps, 2022)
“Chùa Từ Đàm nổi bật, đẹp mắt với thiết kế ở các bờ mái và trên nóc chùa là những cặp rồng uốn cong, được đặt đối xứng nổi lên trên những dãy ngói. Dưới mái cổ lầu là những bức tượng đắp nổi về lịch sử đức Phật, dọc theo các cột trụ là các bức câu đối dài được chạm khắc sắc sảo và hai lầu chuông trống. Tiếp đến là sân chùa rộng, được lát đá bằng phẳng, rộng rãi đủ chỗ để tập trung hàng nghìn người về đây dự lễ. Chùa chính gồm tiền đường, chính điện và nhà Tổ. Tiền đường được xây trên một nền móng bằng đá hoa cương chạy chỉ và cao 1,5m và mái được thiết kế theo kiểu cổ lầu làm cho ngôi chùa trông cao hơn. Trong điện được bài trí tôn nghiêm, có pho tượng đức Thế tôn Thích ca mậu ni ngồi uy nghi trên tòa sen, hai bên có phù điêu hai vị Bồ tát Văn Thù và Phố Hiền. Thêm nữa, ngôi chùa còn nổi tiếng với Tháp Ấn Tôn thờ 7 vị Phật quá khứ được đúc bằng đồng được xây dựng theo hình tháp bát giác có 7 tầng cao và càng lên cao càng nhỏ dần, bên góc trái cổng Tam Quan của chùa từ ngoài nhìn vào, gần đường Điện Biên Phủ.” – (Do Quang Tu – Google Maps, 2019)
Ảnh: Google Maps
3. Chùa Huyền Không Sơn Thượng
Địa chỉ: Xem ở Google Maps
Mở cửa: Mở cửa cả ngày
“Không gian thanh bình, yên tĩnh, không khí trong lành, thiết kế chùa rất giản dị theo phong cách Huế. Đại trưởng lão HT Giới Đức là một trong những vị HT hiếm có kiến thức sâu rộng về pháp học lẫn pháp hành. Dành thời gian đến đây tu học là điều nên làm trong đời!” – (Vân Lê – Google Maps, 2023)
“Dù bạn tới đây vào sáng sớm, trưa, chiều hay khi hoàng hôn buông xuống thì đều đẹp theo cách riêng. Sự tĩnh mịch, hòa mình vào thiên nhiên, bình yên luôn tràn ngập nơi đây. Một trải nghiệm đáng nhớ!” – (Tran Thuy Duong – Google Maps, 2023)
“Đường đi lên Chùa Huyền Không Sơn Thượng khá nhiều ổ gà, không quá xa trung tâm thành phố, không gian rộng rãi, thoáng mát, vô cùng nhiều hoa, cây cối sum sê. Có thể gọi đây là ngôi chùa “văn thơ” ở Huế bởi văn hóa viết và treo thư pháp với những câu đối thơ ở mọi ngõ ngách trong khuôn viên của Chùa. Rất ấn tượng bởi chỉ với mục đích nhắc nhở mọi người cởi dép để đi vào trong nhưng lại được biến hóa thành tận 4 câu thơ khác nhau. Đi xung quanh Chùa thì lại thấy Chùa đang được mở rộng và xây dựng thêm. Nhưng bản thân mình thích “hòa nhập” hơn là ”hòa tan”.” – (Hieu Ngvan – Google Maps, 2023)
“Trên cả tuyệt vời! Giống như lạc vào tịnh cảnh bồng lai, quần thể cây cối trong rừng thiền cùng kiến trúc của chùa giống như 1 bài thơ thiền dành cho những người thích yên tĩnh và gần gũi với thiên nhiên” – (Hoa Tue.Kim – Google Maps, 2023)
Ảnh: Google Maps
4. Chùa Từ Hiếu
Địa chỉ: Xem ở Google Maps
Mở cửa: Mở cửa cả ngày
“Chùa Từ Hiếu hay Tổ đình Từ Hiếu là tên một ngôi chùa ở thôn Dương Xuân Thượng III, phường Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ Hiếu là một ngôi cổ tự, và là một danh lam đậm tính văn hóa và lịch sử của cố đô Huế. Chùa nằm giữa một vạt rừng thông. Chùa Từ Hiếu ban đầu chỉ là một Thảo Am do tổ sư Nhất Định lập nên. Năm 1848, vua Tự Đức đã cho mở rộng thành chùa Từ Hiếu như ngày nay vì cảm phục tấm lòng hiếu đạo của Sư Nhất Định. Chùa Từ Hiếu còn là nơi rất nhiều quan thái giám của triều đình chọn là địa điểm an dưỡng sau khi về già và được chôn cất ở đây khi qua đời, Chính vì vậy, chùa còn có một tên gọi khác là chùa Thái Giám. Ngày nay chùa Từ Hiếu được cộng đồng Phật Giáo trên toàn thế giới biết đến do đây là ngôi chùa mà thiền sư Thích Nhất Hạnh tu hành và trở về an trú sau nhiều năm tháng sống lưu vong, và thiền sư đã mất tại đây. (trích web : Những ngày ở chùa Từ Hiếu, thiền sư Thích Nhất Hạnh sống ở thất Lắng nghe ở phía bên phải chùa. Hàng ngày, ngài mặc nâu sòng, ngồi xe lăn được các sư thầy đẩy xe quanh khuôn viên chùa ngắm cảnh, nghe chim hót.” Thiền sư viên tịch lúc 0h ngày 22/1, ở tuổi 96. )” – (Cam Nguyen Tri – Google Maps, 2023)
“Được anh lái xe giới thiệu nên đã có dịp ghé thăm Chùa khi đến Huế. Chùa có nhiều cây xanh, rất mát mẻ. Có cảm giác rất thanh tịnh. Mình đã có nhiều bức ảnh đẹp khi đến đây.” – (hong anh Nguyen – Google Maps, 2023)
“Không gian ở đây rất tuyệt vời. Có nhiều cây xanh và khá yên tĩnh, bình an. Mùa tháng 5-6 đang vào mùa sen nở, sáng sớm các bạn có thể ghé lên Chùa để uống trà và thiền.?” – (Lâm Trần – Google Maps, 2023)
Ảnh: Google Maps
5. Chùa Thiền Lâm
Địa chỉ: Xem ở Google Maps
Mở cửa: 05:30 – 19:00
“Chùa nằm trên đồi cao, rất yên tĩnh, không gian rộng rãi, kiến trúc rất đặc biệt. Đôi nét về chùa: Chùa Thiền Lâm Huế nằm khá gần trung tâm thành phố, được biết đến với tên gọi quen thuộc là chùa Phật Đứng – Phật Nằm hay chùa Thiền Lâm, Thủy Xuân, thành phố Huế – Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, nhiều du khách còn gọi địa điểm này bằng những cái tên mỹ miều như: “Thái Lan trên đất Huế”, “xứ chùa Vàng giữa lòng cố đô”… để miêu tả lối kiến trúc độc đáo của ngôi chùa. Chùa Thiền Lâm là ngôi cổ tự duy nhất theo phái Nam Tông. Vì vậy, chùa được xây dựng theo kiến trúc độc đáo tương tự như những ngôi chùa Thái Lan. Phần cổng lấy màu vàng làm chủ đạo, được chạm trổ những chi tiết tinh xảo. Tuy nhiên, bên trong không gian chùa và các công trình kiến trúc vẫn phần nào thể hiện được chất thiền.” – (Nguyễn Thành Công – Google Maps, 2023)
“Chùa Thiền Lâm Huế nằm khá gần trung tâm thành phố, được biết đến với tên gọi quen thuộc là chùa Phật Đứng – Phật Nằm hay chùa Thiền Lâm, Thủy Xuân, thành phố Huế – Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, nhiều du khách còn gọi địa điểm này bằng những cái tên mỹ miều như: “Thái Lan trên đất Huế”, “xứ chùa Vàng giữa lòng cố đô”… để miêu tả lối kiến trúc độc đáo của ngôi chùa.” – (Quoc Thang Nguyen – Google Maps, 2022)
“huế đẹp quá mọi người ơi, đây là một trong những ngôi chùa đẹp tuyệt vời mà tôi được ghé đến. không gian trang nghiêm, xinh đẹp, ngoài ra đây có rất nhiều khung cảnh checking đẹp để cho mọi ngời có thể vừa được tham quan vừa có thể lưu giữ được nhiều kỷ niệm đẹp. nếu một lần đến huế, các bạn hãy ghé tham quan ngôi chùa đẹp này nhé.” – (Ý Lê Thị Như – Google Maps, 2022)
Ảnh: Google Maps
6. Chùa Huyền Không
Địa chỉ: Xem ở Google Maps
Mở cửa: Mở cửa cả ngày
“Chùa Huyền Không với kiến trúc khá đặc biệt, nên đến tham quan khi đến Huế. Đường vào cũng gần đoạn chùa Thiên Mụ, đường vừa đủ ô tô đi. Có chỗ đậu ô tô rộng rãi trước chùa. Ra vào không cần mua vé” – (Khánh Tài Lâm – Google Maps, 2023)
“Chùa có khuôn viện khá rộng với một tháp cao. Vườn chùa được chăm sóc và bài trí khá công phu. Một điểm thư giãn trang nghiêm xứ Huế.” – (Le Tu Thanh – Google Maps, 2023)
“Chùa Huyền Không Huế là một ngôi chùa nổi tiếng có nét kiến trúc mang nhiều bản sắc văn hoá như Thái Lan, Ấn Độ và Nhật Bản. Một ngôi chùa mà các bạn không nên bỏ qua nếu đến tham qua xứ Huế.” – (Minh An – Google Maps, 2022)
“Chùa nhỏ nhắn nhưng đẹp. Có tháp tương tự tháp Đại Giác ở Ấn Độ nhưng nhỏ nhỏ hơn. Được tham dự ngày thực tập trì bình khất thực của các chú xuất gia gieo duyên 5/2021. Hình ảnh đoàn y áo vàng đi quanh làng thật là đẹp, chỉ tiếc lúc đó chỉ tập trung dâng vật thực nên không có chụp lại hỉnh ảnh đẹp ấy.” – (La Rosy Truong – Google Maps, 2021)
Ảnh: Google Maps
Hồng Nhi
Nguồn bài viết: https://myinhue.org/ngoi-chua-dep-o-hue/
Địa chỉ: Xem ở Google Maps
Mở cửa: 08:00 – 18:00
“Đây là một công trình kiến trúc tâm linh văn hoá nổi tiếng khi đến thăm thành phố Huế. Đi dọc cung đường đến chùa Thiên Mụ có thể ngắm nhìn dòng sông Hương thơ mộng, hữu tình. Có các hoạt động trên sông như chèo thuyền, bơi lội ngâm mình trong sông Hương. Khách thập phương đến chùa Thiên Mụ rất nhiều, đa dạng (đa số là người Trung Quốc, người Hàn, đôi khi sẽ gặp người Thái…). Buổi chiều chụp hình check in được cảnh hoàng hôn và nắng chiều chiếu len lỏi qua lá cây rất đẹp.” – (Trai Phieu Lang – Google Maps, 2023)
“Chùa Thiên Mụ là một trong những thắng cảnh nổi bật thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước cũng như người dân địa phương. Chùa nằm ở vị trí độc đáo nhìn xuống sông Hương. Ngoài phần tháp và chùa được xây từ lâu thì phần sân sau có những công trình mới được xây sau này như vườn kiểng theo phong cách Nhật bản cũng như khoảng sân rất rộng. Chùa không thu vé tham quan, điểm giữ xe máy gần chùa chỉ 5k/xe có thể xem là rất hợp lý.” – (ktfoods Vietnam – Google Maps, 2023)
“Địa điểm rất đáng thử ở Huế, không cần chi phí vé nhưng vẫn ngắm được cảnh đẹp. Mọi người nên đi buổi chiều, kết hợp với ngắm hoàng hôn siêu đỉnh. Cung đường đi đến chùa cũng rất đẹp.” – (Hà Bảo Ngọc – Google Maps, 2023)
“Chùa cũng nhỏ thôi nhưng có cảm giác rất tâm linh và thanh tịnh. Một buổi chiều nắng đẹp nên phong cảnh ở đây cũng rất đẹp. Là một trong những địa điểm phải ghé khi đến Huế.” – (hong anh Nguyen – Google Maps, 2023)
Ảnh: Google Maps
2. Chùa Từ Đàm Huế
Địa chỉ: Xem ở Google Maps
Mở cửa: 06:00–21:00
“Ngôi chùa sắc tứ gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử đặc biệt là phong trào chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ 20. Đã được trùng tu nhiều lần nên cũng mất dần vẻ cổ kính so với các chùa sắc tứ xung quanh.” – (beauty ovspa – Google Maps, 2023)
“Nơi trang nghiêm và thanh tịnh. Là một trong những ngôi chùa có niên đại lâu nhất ở Huế, nơi không thể bỏ qua của khách du lịch.” – (Tony Nguyễn – Google Maps, 2022)
“Chùa Từ Đàm nổi bật, đẹp mắt với thiết kế ở các bờ mái và trên nóc chùa là những cặp rồng uốn cong, được đặt đối xứng nổi lên trên những dãy ngói. Dưới mái cổ lầu là những bức tượng đắp nổi về lịch sử đức Phật, dọc theo các cột trụ là các bức câu đối dài được chạm khắc sắc sảo và hai lầu chuông trống. Tiếp đến là sân chùa rộng, được lát đá bằng phẳng, rộng rãi đủ chỗ để tập trung hàng nghìn người về đây dự lễ. Chùa chính gồm tiền đường, chính điện và nhà Tổ. Tiền đường được xây trên một nền móng bằng đá hoa cương chạy chỉ và cao 1,5m và mái được thiết kế theo kiểu cổ lầu làm cho ngôi chùa trông cao hơn. Trong điện được bài trí tôn nghiêm, có pho tượng đức Thế tôn Thích ca mậu ni ngồi uy nghi trên tòa sen, hai bên có phù điêu hai vị Bồ tát Văn Thù và Phố Hiền. Thêm nữa, ngôi chùa còn nổi tiếng với Tháp Ấn Tôn thờ 7 vị Phật quá khứ được đúc bằng đồng được xây dựng theo hình tháp bát giác có 7 tầng cao và càng lên cao càng nhỏ dần, bên góc trái cổng Tam Quan của chùa từ ngoài nhìn vào, gần đường Điện Biên Phủ.” – (Do Quang Tu – Google Maps, 2019)
Ảnh: Google Maps
3. Chùa Huyền Không Sơn Thượng
Địa chỉ: Xem ở Google Maps
Mở cửa: Mở cửa cả ngày
“Không gian thanh bình, yên tĩnh, không khí trong lành, thiết kế chùa rất giản dị theo phong cách Huế. Đại trưởng lão HT Giới Đức là một trong những vị HT hiếm có kiến thức sâu rộng về pháp học lẫn pháp hành. Dành thời gian đến đây tu học là điều nên làm trong đời!” – (Vân Lê – Google Maps, 2023)
“Dù bạn tới đây vào sáng sớm, trưa, chiều hay khi hoàng hôn buông xuống thì đều đẹp theo cách riêng. Sự tĩnh mịch, hòa mình vào thiên nhiên, bình yên luôn tràn ngập nơi đây. Một trải nghiệm đáng nhớ!” – (Tran Thuy Duong – Google Maps, 2023)
“Đường đi lên Chùa Huyền Không Sơn Thượng khá nhiều ổ gà, không quá xa trung tâm thành phố, không gian rộng rãi, thoáng mát, vô cùng nhiều hoa, cây cối sum sê. Có thể gọi đây là ngôi chùa “văn thơ” ở Huế bởi văn hóa viết và treo thư pháp với những câu đối thơ ở mọi ngõ ngách trong khuôn viên của Chùa. Rất ấn tượng bởi chỉ với mục đích nhắc nhở mọi người cởi dép để đi vào trong nhưng lại được biến hóa thành tận 4 câu thơ khác nhau. Đi xung quanh Chùa thì lại thấy Chùa đang được mở rộng và xây dựng thêm. Nhưng bản thân mình thích “hòa nhập” hơn là ”hòa tan”.” – (Hieu Ngvan – Google Maps, 2023)
“Trên cả tuyệt vời! Giống như lạc vào tịnh cảnh bồng lai, quần thể cây cối trong rừng thiền cùng kiến trúc của chùa giống như 1 bài thơ thiền dành cho những người thích yên tĩnh và gần gũi với thiên nhiên” – (Hoa Tue.Kim – Google Maps, 2023)
Ảnh: Google Maps
4. Chùa Từ Hiếu
Địa chỉ: Xem ở Google Maps
Mở cửa: Mở cửa cả ngày
“Chùa Từ Hiếu hay Tổ đình Từ Hiếu là tên một ngôi chùa ở thôn Dương Xuân Thượng III, phường Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ Hiếu là một ngôi cổ tự, và là một danh lam đậm tính văn hóa và lịch sử của cố đô Huế. Chùa nằm giữa một vạt rừng thông. Chùa Từ Hiếu ban đầu chỉ là một Thảo Am do tổ sư Nhất Định lập nên. Năm 1848, vua Tự Đức đã cho mở rộng thành chùa Từ Hiếu như ngày nay vì cảm phục tấm lòng hiếu đạo của Sư Nhất Định. Chùa Từ Hiếu còn là nơi rất nhiều quan thái giám của triều đình chọn là địa điểm an dưỡng sau khi về già và được chôn cất ở đây khi qua đời, Chính vì vậy, chùa còn có một tên gọi khác là chùa Thái Giám. Ngày nay chùa Từ Hiếu được cộng đồng Phật Giáo trên toàn thế giới biết đến do đây là ngôi chùa mà thiền sư Thích Nhất Hạnh tu hành và trở về an trú sau nhiều năm tháng sống lưu vong, và thiền sư đã mất tại đây. (trích web : Những ngày ở chùa Từ Hiếu, thiền sư Thích Nhất Hạnh sống ở thất Lắng nghe ở phía bên phải chùa. Hàng ngày, ngài mặc nâu sòng, ngồi xe lăn được các sư thầy đẩy xe quanh khuôn viên chùa ngắm cảnh, nghe chim hót.” Thiền sư viên tịch lúc 0h ngày 22/1, ở tuổi 96. )” – (Cam Nguyen Tri – Google Maps, 2023)
“Được anh lái xe giới thiệu nên đã có dịp ghé thăm Chùa khi đến Huế. Chùa có nhiều cây xanh, rất mát mẻ. Có cảm giác rất thanh tịnh. Mình đã có nhiều bức ảnh đẹp khi đến đây.” – (hong anh Nguyen – Google Maps, 2023)
“Không gian ở đây rất tuyệt vời. Có nhiều cây xanh và khá yên tĩnh, bình an. Mùa tháng 5-6 đang vào mùa sen nở, sáng sớm các bạn có thể ghé lên Chùa để uống trà và thiền.?” – (Lâm Trần – Google Maps, 2023)
Ảnh: Google Maps
5. Chùa Thiền Lâm
Địa chỉ: Xem ở Google Maps
Mở cửa: 05:30 – 19:00
“Chùa nằm trên đồi cao, rất yên tĩnh, không gian rộng rãi, kiến trúc rất đặc biệt. Đôi nét về chùa: Chùa Thiền Lâm Huế nằm khá gần trung tâm thành phố, được biết đến với tên gọi quen thuộc là chùa Phật Đứng – Phật Nằm hay chùa Thiền Lâm, Thủy Xuân, thành phố Huế – Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, nhiều du khách còn gọi địa điểm này bằng những cái tên mỹ miều như: “Thái Lan trên đất Huế”, “xứ chùa Vàng giữa lòng cố đô”… để miêu tả lối kiến trúc độc đáo của ngôi chùa. Chùa Thiền Lâm là ngôi cổ tự duy nhất theo phái Nam Tông. Vì vậy, chùa được xây dựng theo kiến trúc độc đáo tương tự như những ngôi chùa Thái Lan. Phần cổng lấy màu vàng làm chủ đạo, được chạm trổ những chi tiết tinh xảo. Tuy nhiên, bên trong không gian chùa và các công trình kiến trúc vẫn phần nào thể hiện được chất thiền.” – (Nguyễn Thành Công – Google Maps, 2023)
“Chùa Thiền Lâm Huế nằm khá gần trung tâm thành phố, được biết đến với tên gọi quen thuộc là chùa Phật Đứng – Phật Nằm hay chùa Thiền Lâm, Thủy Xuân, thành phố Huế – Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, nhiều du khách còn gọi địa điểm này bằng những cái tên mỹ miều như: “Thái Lan trên đất Huế”, “xứ chùa Vàng giữa lòng cố đô”… để miêu tả lối kiến trúc độc đáo của ngôi chùa.” – (Quoc Thang Nguyen – Google Maps, 2022)
“huế đẹp quá mọi người ơi, đây là một trong những ngôi chùa đẹp tuyệt vời mà tôi được ghé đến. không gian trang nghiêm, xinh đẹp, ngoài ra đây có rất nhiều khung cảnh checking đẹp để cho mọi ngời có thể vừa được tham quan vừa có thể lưu giữ được nhiều kỷ niệm đẹp. nếu một lần đến huế, các bạn hãy ghé tham quan ngôi chùa đẹp này nhé.” – (Ý Lê Thị Như – Google Maps, 2022)
Ảnh: Google Maps
6. Chùa Huyền Không
Địa chỉ: Xem ở Google Maps
Mở cửa: Mở cửa cả ngày
“Chùa Huyền Không với kiến trúc khá đặc biệt, nên đến tham quan khi đến Huế. Đường vào cũng gần đoạn chùa Thiên Mụ, đường vừa đủ ô tô đi. Có chỗ đậu ô tô rộng rãi trước chùa. Ra vào không cần mua vé” – (Khánh Tài Lâm – Google Maps, 2023)
“Chùa có khuôn viện khá rộng với một tháp cao. Vườn chùa được chăm sóc và bài trí khá công phu. Một điểm thư giãn trang nghiêm xứ Huế.” – (Le Tu Thanh – Google Maps, 2023)
“Chùa Huyền Không Huế là một ngôi chùa nổi tiếng có nét kiến trúc mang nhiều bản sắc văn hoá như Thái Lan, Ấn Độ và Nhật Bản. Một ngôi chùa mà các bạn không nên bỏ qua nếu đến tham qua xứ Huế.” – (Minh An – Google Maps, 2022)
“Chùa nhỏ nhắn nhưng đẹp. Có tháp tương tự tháp Đại Giác ở Ấn Độ nhưng nhỏ nhỏ hơn. Được tham dự ngày thực tập trì bình khất thực của các chú xuất gia gieo duyên 5/2021. Hình ảnh đoàn y áo vàng đi quanh làng thật là đẹp, chỉ tiếc lúc đó chỉ tập trung dâng vật thực nên không có chụp lại hỉnh ảnh đẹp ấy.” – (La Rosy Truong – Google Maps, 2021)
Ảnh: Google Maps
Hồng Nhi
Nguồn bài viết: https://myinhue.org/ngoi-chua-dep-o-hue/