Nhiệm vụ quản lý chất lượng công trình đòi hỏi người thực hiện phải có nhiều kỹ năng đủ tiêu chuẩn, đảm bảo việc xây dựng được thực hiện đúng theo yêu cầu. Những kỹ năng chính mà một nhà quản lý công trình cần có là:
- Kiến thức về xây dựng: Người quản lý chất lượng công trình cần có hiểu biết sâu rộng về các quy trình xây dựng, cấu trúc và vật liệu xây dựng để đảm bảo rằng công trình đáp ứng các tiêu chuẩn. Nhà quản lý có kinh nghiệm với kiến thức dày dặn sẽ tạo được sự tín nhiệm với nhân viên và ứng dụng hiệu quả những hiểu biết của mình.
- Kỹ năng giao tiếp: Có khả năng giao tiếp một cách rõ ràng và hiệu quả với các bên liên quan, chẳng hạn như với chủ đầu tư, kiến trúc sư, kỹ sư và nhà thầu. Kỹ năng này vô cùng cần thiết để đảm bảo luồng thông tin được luân chuyển hiệu quả và xuyên suốt.
- Kỹ năng lãnh đạo: Quản lý chất lượng công trình phải có khả năng lãnh đạo và quản lý nhân lực để đảm bảo đội ngũ luôn tuân thủ các quy tắc chất lượng. Hơn nữa nhà quản lý cũng sẽ có mối liên hệ tốt với các thành viên để họ hiểu được trách nhiệm của bản thân và kịp thời đưa ra hỗ trợ nếu cần thiết.
- Kỹ năng quản lý nguy cơ tiềm ẩn: Dự án xây dựng thường sẽ phát sinh nhiều vấn đề ở các cấp độ, thế nên nhà quản lý chất lượng công trình cần chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho mọi tình huống. Để quản lý nguy cơ hiệu quả họ sẽ phải có khả năng xác định và đánh giá rủi ro, sau đó xây dựng và lập kế hoạch kịp thời để đối phó trước khi vấn đề trở nên nghiêm trọng.
- Khả năng lập kế hoạch: Khả năng lập kế hoạch quản lý chất lượng dự án và đảm bảo rằng các hoạt động được thực hiện đúng thời hạn cũng là một trong những kỹ năng cần thiết mà nhà quản trị nào cũng cần có. Quản lý chất lượng công trình sẽ phải xác định công việc nào cần được ưu tiên tập trung thực hiện hơn, giao đúng người đúng việc, tối ưu hóa hiệu suất và nâng cao chất lượng thi công.
Một quản lý chất lượng công trình giỏi phải có đủ các kỹ năng lập kế hoạch và hiểu biết cần thiết trong lĩnh vực xây dựng.
Trên đây là một số kỹ năng mà các nhà quản lý chất lượng công trình cần có để đảm bảo chất lượng công trình cũng như mang đến hiệu quả xây dựng tối ưu.
>>> Quy định về quy trình giám sát thi công xây dựng công trình
- Kiến thức về xây dựng: Người quản lý chất lượng công trình cần có hiểu biết sâu rộng về các quy trình xây dựng, cấu trúc và vật liệu xây dựng để đảm bảo rằng công trình đáp ứng các tiêu chuẩn. Nhà quản lý có kinh nghiệm với kiến thức dày dặn sẽ tạo được sự tín nhiệm với nhân viên và ứng dụng hiệu quả những hiểu biết của mình.
- Kỹ năng giao tiếp: Có khả năng giao tiếp một cách rõ ràng và hiệu quả với các bên liên quan, chẳng hạn như với chủ đầu tư, kiến trúc sư, kỹ sư và nhà thầu. Kỹ năng này vô cùng cần thiết để đảm bảo luồng thông tin được luân chuyển hiệu quả và xuyên suốt.
- Kỹ năng lãnh đạo: Quản lý chất lượng công trình phải có khả năng lãnh đạo và quản lý nhân lực để đảm bảo đội ngũ luôn tuân thủ các quy tắc chất lượng. Hơn nữa nhà quản lý cũng sẽ có mối liên hệ tốt với các thành viên để họ hiểu được trách nhiệm của bản thân và kịp thời đưa ra hỗ trợ nếu cần thiết.
- Kỹ năng quản lý nguy cơ tiềm ẩn: Dự án xây dựng thường sẽ phát sinh nhiều vấn đề ở các cấp độ, thế nên nhà quản lý chất lượng công trình cần chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho mọi tình huống. Để quản lý nguy cơ hiệu quả họ sẽ phải có khả năng xác định và đánh giá rủi ro, sau đó xây dựng và lập kế hoạch kịp thời để đối phó trước khi vấn đề trở nên nghiêm trọng.
- Khả năng lập kế hoạch: Khả năng lập kế hoạch quản lý chất lượng dự án và đảm bảo rằng các hoạt động được thực hiện đúng thời hạn cũng là một trong những kỹ năng cần thiết mà nhà quản trị nào cũng cần có. Quản lý chất lượng công trình sẽ phải xác định công việc nào cần được ưu tiên tập trung thực hiện hơn, giao đúng người đúng việc, tối ưu hóa hiệu suất và nâng cao chất lượng thi công.
Một quản lý chất lượng công trình giỏi phải có đủ các kỹ năng lập kế hoạch và hiểu biết cần thiết trong lĩnh vực xây dựng.
Trên đây là một số kỹ năng mà các nhà quản lý chất lượng công trình cần có để đảm bảo chất lượng công trình cũng như mang đến hiệu quả xây dựng tối ưu.
>>> Quy định về quy trình giám sát thi công xây dựng công trình