Đây không phải lần đầu OnePlus dùng chiêu trò này để tăng điểm benchmark cho các mẫu smartphone của mình.
Tham khảo: Iphone 6s
Vài tháng trước, XDA-Developers phát hiện ra rằng OnePlus 3 và OnePlus 3T đã được thiết lập để đánh lừa các ứng dụng benchmark nhằm tối đa hóa điểm số. Ở One Plus 3 và 3T, khi chạy benchmark, CPU ăn gian bằng cách chuyển về chế độ nhàn rỗi (idle) khi tốc độ xung nhịp ở mức 1.29 Ghz (đối với lõi lớn) và 0.98 Ghz (đối với lõi nhỏ) ngay cả khi vi xử lý không thực hiện tác vụ nào. Còn với các ứng dụng khác, chế độ nhàn rỗi đều được kích hoạt khi CPU ở mức 0.31 GHz.
Trên thực tế cơ chế này đã không được phát triển trên các firmware của One Plus 3T đời đầu, mà chỉ được thêm vào sau khi đội ngũ phát triển Oxgen OS và Hydrogen OS sáp nhập vào với nhau. OnePlus cũng đã ra một thông báo thừa nhận sai sót này và hứa rằng cơ chế này sẽ không xuất hiện trong các bản OxygenOS trong tương lai.
Có thể bạn biết: Iphone 7 Lock Cũ
Tới tháng Sáu, OnePlus đã trình làng smartphone cao cấp mới nhất của mình mang tên OnePlus 5. Mặc dù benchmark không cho thấy hiệu năng thực sự của thiết bị nhưng OnePlus 5 đã tạo tiếng vang lớn khi điểm benchmark của nó vượt xa các mẫu smartphone cao cấp mạnh mẽ nhất hiện tại như Galaxy S8 Plus và Pixel XL. Đáng buồn là OnePlus tiếp tục gian lận điểm benchmark của OnePlus 5.
Một lần nữa, XDA-Developers phát hiện ra rằng OnePlus đã gian lận điểm benchmark trên mẫu smartphone cao cấp của họ. Khác với lần trước, lần này OnePlus đã chủ động thêm cơ chế gian lận này vào OnePlus 5.
Bạn quan tâm: Ipad Mini 2
XDA-Developers đã nhận được phiên bản mẫu của OnePlus 5 phục vụ cho việc đánh giá sản phẩm từ 10 ngày trước và họ phát hiện ra rằng trên chiếc điện thoại này chứa một cơ chế gian lận trắng trợn nhằm tối đa hóa điểm benchmark. XDA-Developers cho rằng các mẫu OnePlus 5 phục vụ việc đánh giá khác cũng có thể bị ảnh hưởng và cảnh báo khách hàng tiềm năng đừng nên tin vào điểm benchmark được chia sẻ trên internet bởi chúng có thể dựa trên những dữ liệu không chính xác.
Cụ thể hơn, nhóm nghiên cứu tại XDA-Developers đã phát hiện ra rằng OnePlus 5 đã ngang nhiên dùng các cơ chế gian lận để tối đa hóa điểm benchmark. Vì tất cả các lõi xử lý nhỏ đều bị ảnh hưởng và giữ ở tốc độ 1.9 GHz nên OnePlus 5 trở thành smartphone trang bị Snapdragon 835 đạt điểm số cao nhất từ trước tới nay trên GeekBench 4.
Ngoài ra, theo XDA-Developers, tất cả các trình đo hiệu năng khác như AnTuTu, Androbench, GFXBench, Quadrant, Nenamark 2 và Vellamo đều bị ảnh hưởng. Đây cũng là các trình đo hiệu năng bị ảnh hưởng trong vụ gian lận Benchmark OnePlus 3 và 3T. Nếu không áp dụng cơ chế gian lận, nhóm nghiên cứu thấy rằng trong một lần thử nghiệm số lần lõi nhỏ đạt tốc độ 1.9 GHz chỉ 24,4%, khi cơ chế gian lận được kích hoạt con số này lên tới 95%.
Như bạn thấy ở ảnh trên, sự khác biệt có thể thấy một cách rõ rệt trong kết quả thử nghiệm đa nhân, điều mà hầu hết mọi người đều quan tâm khi mà Android đã hỗ trợ đầy đủ cho các ứng dụng đa luồng. Chỉ một chút gian lận với lõi nhỏ trong Snapdragon 835 đã giúp OnePlus 5 vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh.
Dưới đây là những gì OnePlus trả lời XDA-Developers:
"Các hãng dùng ứng dụng benchmark để xác định hiệu suất thiết bị của họ và chúng tôi muốn người dùng thấy hiệu suất thực sự của OnePlus 5. Do vậy, chúng tôi đã cho phép các ứng dụng benchmark hoạt động trong trạng thái tương tự như quá trình sử dụng hàng ngày, bao gồm chạy các ứng dụng chiếm nhiều tài nguyên và game. Ngoài ra, khi khởi chạy ứng dụng, OnePlus 5 cũng chạy ở trạng thái tương tự để tăng tốc độ mở ứng dụng. Chúng tôi không ép xung thiết bị mà thay vào đó chúng tôi thể hiện hiệu suất tiếm năng của OnePlus 5".
Trước đó trong bê bối OnePlus 3 và 3T, OnePlus đã nhận sai và hứa sẽ khắc phục. Nhưng trong lần này, OnePlus lại làm ngược lại, đứng ra bảo vệ cơ chế gian lận benchmark và cho rằng họ chỉ đang cho mọi người thấy tiềm năng của OnePlus 5. Tuy nhiên, XDA-Developers cho rằng ép xung lõi nhỏ trong vi xử lý không thể mô phỏng chính xác quá trình sử dụng thiết bị hàng ngày.
Tham khảo: Iphone 6s
Vài tháng trước, XDA-Developers phát hiện ra rằng OnePlus 3 và OnePlus 3T đã được thiết lập để đánh lừa các ứng dụng benchmark nhằm tối đa hóa điểm số. Ở One Plus 3 và 3T, khi chạy benchmark, CPU ăn gian bằng cách chuyển về chế độ nhàn rỗi (idle) khi tốc độ xung nhịp ở mức 1.29 Ghz (đối với lõi lớn) và 0.98 Ghz (đối với lõi nhỏ) ngay cả khi vi xử lý không thực hiện tác vụ nào. Còn với các ứng dụng khác, chế độ nhàn rỗi đều được kích hoạt khi CPU ở mức 0.31 GHz.
Trên thực tế cơ chế này đã không được phát triển trên các firmware của One Plus 3T đời đầu, mà chỉ được thêm vào sau khi đội ngũ phát triển Oxgen OS và Hydrogen OS sáp nhập vào với nhau. OnePlus cũng đã ra một thông báo thừa nhận sai sót này và hứa rằng cơ chế này sẽ không xuất hiện trong các bản OxygenOS trong tương lai.
Có thể bạn biết: Iphone 7 Lock Cũ
OnePlus 5
Tới tháng Sáu, OnePlus đã trình làng smartphone cao cấp mới nhất của mình mang tên OnePlus 5. Mặc dù benchmark không cho thấy hiệu năng thực sự của thiết bị nhưng OnePlus 5 đã tạo tiếng vang lớn khi điểm benchmark của nó vượt xa các mẫu smartphone cao cấp mạnh mẽ nhất hiện tại như Galaxy S8 Plus và Pixel XL. Đáng buồn là OnePlus tiếp tục gian lận điểm benchmark của OnePlus 5.
Một lần nữa, XDA-Developers phát hiện ra rằng OnePlus đã gian lận điểm benchmark trên mẫu smartphone cao cấp của họ. Khác với lần trước, lần này OnePlus đã chủ động thêm cơ chế gian lận này vào OnePlus 5.
Bạn quan tâm: Ipad Mini 2
XDA-Developers đã nhận được phiên bản mẫu của OnePlus 5 phục vụ cho việc đánh giá sản phẩm từ 10 ngày trước và họ phát hiện ra rằng trên chiếc điện thoại này chứa một cơ chế gian lận trắng trợn nhằm tối đa hóa điểm benchmark. XDA-Developers cho rằng các mẫu OnePlus 5 phục vụ việc đánh giá khác cũng có thể bị ảnh hưởng và cảnh báo khách hàng tiềm năng đừng nên tin vào điểm benchmark được chia sẻ trên internet bởi chúng có thể dựa trên những dữ liệu không chính xác.
Cụ thể hơn, nhóm nghiên cứu tại XDA-Developers đã phát hiện ra rằng OnePlus 5 đã ngang nhiên dùng các cơ chế gian lận để tối đa hóa điểm benchmark. Vì tất cả các lõi xử lý nhỏ đều bị ảnh hưởng và giữ ở tốc độ 1.9 GHz nên OnePlus 5 trở thành smartphone trang bị Snapdragon 835 đạt điểm số cao nhất từ trước tới nay trên GeekBench 4.
Ngoài ra, theo XDA-Developers, tất cả các trình đo hiệu năng khác như AnTuTu, Androbench, GFXBench, Quadrant, Nenamark 2 và Vellamo đều bị ảnh hưởng. Đây cũng là các trình đo hiệu năng bị ảnh hưởng trong vụ gian lận Benchmark OnePlus 3 và 3T. Nếu không áp dụng cơ chế gian lận, nhóm nghiên cứu thấy rằng trong một lần thử nghiệm số lần lõi nhỏ đạt tốc độ 1.9 GHz chỉ 24,4%, khi cơ chế gian lận được kích hoạt con số này lên tới 95%.
Điểm benchmark gian lận màu đỏ
Như bạn thấy ở ảnh trên, sự khác biệt có thể thấy một cách rõ rệt trong kết quả thử nghiệm đa nhân, điều mà hầu hết mọi người đều quan tâm khi mà Android đã hỗ trợ đầy đủ cho các ứng dụng đa luồng. Chỉ một chút gian lận với lõi nhỏ trong Snapdragon 835 đã giúp OnePlus 5 vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh.
Dưới đây là những gì OnePlus trả lời XDA-Developers:
"Các hãng dùng ứng dụng benchmark để xác định hiệu suất thiết bị của họ và chúng tôi muốn người dùng thấy hiệu suất thực sự của OnePlus 5. Do vậy, chúng tôi đã cho phép các ứng dụng benchmark hoạt động trong trạng thái tương tự như quá trình sử dụng hàng ngày, bao gồm chạy các ứng dụng chiếm nhiều tài nguyên và game. Ngoài ra, khi khởi chạy ứng dụng, OnePlus 5 cũng chạy ở trạng thái tương tự để tăng tốc độ mở ứng dụng. Chúng tôi không ép xung thiết bị mà thay vào đó chúng tôi thể hiện hiệu suất tiếm năng của OnePlus 5".
Trước đó trong bê bối OnePlus 3 và 3T, OnePlus đã nhận sai và hứa sẽ khắc phục. Nhưng trong lần này, OnePlus lại làm ngược lại, đứng ra bảo vệ cơ chế gian lận benchmark và cho rằng họ chỉ đang cho mọi người thấy tiềm năng của OnePlus 5. Tuy nhiên, XDA-Developers cho rằng ép xung lõi nhỏ trong vi xử lý không thể mô phỏng chính xác quá trình sử dụng thiết bị hàng ngày.