Bao bì màng ghép phức hợp là loại bao bì được phát triển muộn nhất, có tuổi đời ngắn nhất trong các loại bao bì. Thế nhưng hiện nay, nó lại vượt lên tất cả các loại bao bì khác, trở thành vật liệu đóng gói thông dụng nhất.
Bao bì màng ghép phức hợp là gì?
Bao bì màng ghép phức hợp là loại vật liệu được tạo ra bằng cách ghép các lớp vật liệu với tính chất khác nhau thành một. Mục đích là để kết hợp các tính chất ưu việt của vật liệu thành phần và bù trừ khuyết điểm. Các kĩ thuật tạo màng ghép thông dụng gồm có đùn ép, cán ghép hay tráng phủ.
Bao bì màng ghép phức hợp
Bao bì được tạo từ vật liệu nói trên được gọi là bao bì màng ghép phức hợp. Chúng thường thuộc loại bao bì mềm.
Cấu trúc bao bì màng ghép phức hợp
Vật liệu thành phần rất đa dạng. Từ các loại nhựa cho đến giấy hay màng kim loại đều có thể được ghép lại với nhau. Nhìn chung, vật liệu ghép màng có thể chia làm các loại theo vị trí và chức năng trong cấu trúc:
Lớp ngoài (màng in): có chất lượng in ấn tốt, hỗ trợ in ấn tốc độ cao. Thường được cấu thành từ các loại nhựa như PA, OPP, CPP, PET, giấy Kraft…
Lớp giữa (barrier): hay còn gọi là lớp cản, thường có các yêu cầu đặc biệt về khả năng cản khí, cản mùi, cản ánh sáng… Vật liệu thường được dùng là các loại màng PET, AL, PA, giấy Kraft, MPET, MCPP,…
Lớp vật liệu hàn: có khả năng hàn dán tốt. Chủ yếu là PE và các biến thể của nó như LDPE, LLDPE, VLDPE,…
Các lớp keo: tùy theo kĩ thuật ghép mà có hoặc không sử dụng lớp keo để ghép.
Bao bì màng ghép nhiều lớp được ứng dụng rộng rãi
Sau khi ghép, chúng ta có một lớp vật liệu với đầy đủ đặc tính của các vật liệu thành phần. Mà độ dày thường mỏng hơn nhiều so với màng đơn cùng tính năng. Các cấu trúc thường thấy:
2 lớp: OPP/PE, PET/CPP, PA/PE, OPP/CPP, PET/PE…
3 lớp: OPP/AL/PE, PET/MPET/PE, CPP/Kraft/LDPE,…
4 lớp: PET/MCPP/LDPE/LLDPE,…
5 lớp: OPP/LDPE/AL/LDPE/LLDPE,…
Tính chất của một số màng thành phần
PP hay Polypropylene. Ở dạng màng không dệt, nó thường tồn tại dưới dạng OPP – màng cán định hướng và CPP – màng cán không định hướng. Cả 2 loại màng đều cứng, trong, cản nước và khí khá tốt. Màng CPP khác màng OPP ở chỗ nó có khả năng hàn dán tốt hơn, có thể được sử dụng làm màng hàn.
PA hay Polyamide, là tập hợp các loại nhựa được polymer hóa bằng liên kết amide. Nó có tên thường gọi là nylon. Đặc tính quan trọng nhất của PA là dai và chịu nhiệt độ thấp tốt. Thêm vào tính trơ (không phản ứng với chất hóa học) nhất là dầu, mỡ khiến nó trở thành vật liệu chủ chốt trong các loại túi hút chân không.
AL (nhôm) và các màng metallized (MPET,MCPP,…) được ưa chuộng bởi khả năng chống thấm và cản ánh sáng.
Giấy kraft với khả năng hút ẩm, hút mùi tốt. Đặc tính này biến nó thành lớp vật liệu quan trọng cho cà phê hoặc các loại thực phẩm cần sự khô ráo.
PE và các biến thể của PE có khả năng hàn dán cao, nhẹ. Chúng là lớp hàn dán phổ biến trong các bao bì màng ghép phức hợp.
Bao bì màng ghép phức hợp là gì?
Bao bì màng ghép phức hợp là loại vật liệu được tạo ra bằng cách ghép các lớp vật liệu với tính chất khác nhau thành một. Mục đích là để kết hợp các tính chất ưu việt của vật liệu thành phần và bù trừ khuyết điểm. Các kĩ thuật tạo màng ghép thông dụng gồm có đùn ép, cán ghép hay tráng phủ.
Bao bì màng ghép phức hợp
Bao bì được tạo từ vật liệu nói trên được gọi là bao bì màng ghép phức hợp. Chúng thường thuộc loại bao bì mềm.
Cấu trúc bao bì màng ghép phức hợp
Vật liệu thành phần rất đa dạng. Từ các loại nhựa cho đến giấy hay màng kim loại đều có thể được ghép lại với nhau. Nhìn chung, vật liệu ghép màng có thể chia làm các loại theo vị trí và chức năng trong cấu trúc:
Lớp ngoài (màng in): có chất lượng in ấn tốt, hỗ trợ in ấn tốc độ cao. Thường được cấu thành từ các loại nhựa như PA, OPP, CPP, PET, giấy Kraft…
Lớp giữa (barrier): hay còn gọi là lớp cản, thường có các yêu cầu đặc biệt về khả năng cản khí, cản mùi, cản ánh sáng… Vật liệu thường được dùng là các loại màng PET, AL, PA, giấy Kraft, MPET, MCPP,…
Lớp vật liệu hàn: có khả năng hàn dán tốt. Chủ yếu là PE và các biến thể của nó như LDPE, LLDPE, VLDPE,…
Các lớp keo: tùy theo kĩ thuật ghép mà có hoặc không sử dụng lớp keo để ghép.
Bao bì màng ghép nhiều lớp được ứng dụng rộng rãi
Sau khi ghép, chúng ta có một lớp vật liệu với đầy đủ đặc tính của các vật liệu thành phần. Mà độ dày thường mỏng hơn nhiều so với màng đơn cùng tính năng. Các cấu trúc thường thấy:
2 lớp: OPP/PE, PET/CPP, PA/PE, OPP/CPP, PET/PE…
3 lớp: OPP/AL/PE, PET/MPET/PE, CPP/Kraft/LDPE,…
4 lớp: PET/MCPP/LDPE/LLDPE,…
5 lớp: OPP/LDPE/AL/LDPE/LLDPE,…
Tính chất của một số màng thành phần
PP hay Polypropylene. Ở dạng màng không dệt, nó thường tồn tại dưới dạng OPP – màng cán định hướng và CPP – màng cán không định hướng. Cả 2 loại màng đều cứng, trong, cản nước và khí khá tốt. Màng CPP khác màng OPP ở chỗ nó có khả năng hàn dán tốt hơn, có thể được sử dụng làm màng hàn.
PA hay Polyamide, là tập hợp các loại nhựa được polymer hóa bằng liên kết amide. Nó có tên thường gọi là nylon. Đặc tính quan trọng nhất của PA là dai và chịu nhiệt độ thấp tốt. Thêm vào tính trơ (không phản ứng với chất hóa học) nhất là dầu, mỡ khiến nó trở thành vật liệu chủ chốt trong các loại túi hút chân không.
AL (nhôm) và các màng metallized (MPET,MCPP,…) được ưa chuộng bởi khả năng chống thấm và cản ánh sáng.
Giấy kraft với khả năng hút ẩm, hút mùi tốt. Đặc tính này biến nó thành lớp vật liệu quan trọng cho cà phê hoặc các loại thực phẩm cần sự khô ráo.
PE và các biến thể của PE có khả năng hàn dán cao, nhẹ. Chúng là lớp hàn dán phổ biến trong các bao bì màng ghép phức hợp.