Talkshow “Phim Al - Kỷ nguyên mới trong công nghệ Truyền thông Đa phương tiện” tại Đại học Duy Tân
Sáng ngày 7/5/2024, Talkshow “Phim Al - Kỷ nguyên mới trong công nghệ Truyền thông Đa phương tiện” được tổ chức số 3 Quang Trung, Tp. Đà Nẵng. Tham dự có TS. Phạm Phú Anh Huy - Phó Hiệu trưởng Trường Công nghệ của Đại học Duy Tân, đạo diễn trẻ Phạm Vĩnh Khương (Tp. Hồ Chí Minh) cùng đông đảo giảng viên và sinh viên của Đại học Duy Tân.
Talkshow “phim al - kỷ nguyên mới trong công nghệ truyền thông đa phương tiện” tại đại học duy tân Z5423923585616_9eeb3927e22214e6f4a0992e73303805-13520242563
Đạo diễn Phạm Vĩnh Khương đã chia sẻ nhiều kỹ năng quay dựng phim bằng điện thoại
cũng như cách khắc phục những khó khăn và hạn chế khi sử dụng điện thoại để làm phim

Được biết đến với biệt danh "ông trùm" làm phim bằng điện thoại sau khi đạt được rất nhiều thành công qua các dự án phim đồ họa, kỹ xảo 3D từ điện thoại, Phạm Vĩnh Khương đang rất được quan tâm khi là đạo diễn trẻ thực hiện bộ phim AI đầu tiên trên thế giới. Chính các dự án điện ảnh của đạo diễn Phạm Vĩnh Khương đã và đang trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận của nhiều nhà làm phim trẻ, có chung niềm đam mê sáng tạo và sản xuất phim trên điện thoại di động.

Gần đây, đạo diễn Phạm Vĩnh Khương đã thực hiện thành công những thước phim AI bằng chính điện thoại của mình. Dự án điện ảnh của đạo diễn Phạm Vĩnh Khương đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo của nhiều nhà làm phim trẻ, có chung niềm đam mê về sáng tạo và sản xuất phim trên điện thoại di động.

Talkshow “phim al - kỷ nguyên mới trong công nghệ truyền thông đa phương tiện” tại đại học duy tân Z5423923573619_6554538c5ba5da02d89e461e0bb915a3-1352024649
Cách tập giữ trọng tâm, ngôn ngữ hình thể để cầm nắm thiết bị quay phim di chuyển linh hoạt,…
cũng được đạo diễn chia sẻ cụ thể cho sinh viên Duy Tân

Tại talkshow, đạo diễn Phạm Vĩnh Khương đã chia sẻ cho sinh viên Duy Tân nhiều kỹ năng quay dựng phim bằng điện thoại cũng như cách khắc phục những khó khăn và hạn chế khi sử dụng điện thoại để làm phim.

Theo đạo diễn Phạm Vĩnh Khương, kinh nghiệm cá nhân cho thấy có thể vận dụng kiến thức về giải phóng hình thể và ngôn ngữ cơ thể để hạn chế độ rung khi di chuyển quay. Đồng thời, người quay phim nên học cách tận dụng ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo để tạo cảm giác cảnh quay có chiều sâu. Trước những hạn chế trong hành trình làm phim bằng điện thoại, vị đạo diễn trẻ đã tự mày mò và nghiên cứu những kỹ thuật quay riêng và ứng dụng kỹ thuật Handheld Oneshot, Dolly Zoom vào trong smartphone của mình.
Talkshow “phim al - kỷ nguyên mới trong công nghệ truyền thông đa phương tiện” tại đại học duy tân Z5423923594614_bff4735bac8e47124ab41a17c1ea8e29-13520246169
Đạo diễn Phạm Vĩnh Khương chụp hình lưu niệm cùng giảng viên và sinh viên của Đại học Duy Tân

Bên cạnh đó, nhiều kinh nghiệm về các kỹ thuật quay dựng độc đáo, cách tập giữ trọng tâm, cách giải phóng cơ thể, ngôn ngữ hình thể để cầm nắm thiết bị quay phim di chuyển linh hoạt,… cũng được đạo diễn chia sẻ cụ thể cho sinh viên Duy Tân.

Đạo diễn Phạm Vĩnh Khương cho biết: “Nhược điểm dễ thấy khi quay phim bằng điện thoại là rất dễ rung máy. Do vậy tôi đã vận dụng kiến thức về giải phóng hình thể và ngôn ngữ cơ thể để áp dụng vào công việc quay phim. Bản thân cơ thể sẽ trở thành một gimbal chống rung, tay cầm máy, chân di chuyển phù hợp để hạn chế độ rung khi di chuyển quay. Bên cạnh đó, khi làm phim bằng điện thoại, chất lượng hình ảnh sẽ không thể tốt bằng các thiết bị chuyên nghiệp nhưng nếu biết cách xử lý hậu kỳ thì vẫn có thể dựng được những thước phim chất lượng gần bằng với phim khi được quay bằng các thiết bị chuyên nghiệp.”

Buổi talkshow mang đến cho sinh viên Đại học Duy Tân cái nhìn mới mẻ và đầy thú vị về ứng dụng smartphone và trí tuệ nhân tạo trong hoạt động quay dựng và sản xuất phim. Sự tiện lợi và hữu ích của việc quay dựng phim trên điện thoại chắc chắn sẽ là hoạt động mà người trẻ nói chung và sinh viên Đại học Duy Tân nói riêng quan tâm và sớm thử nghiệm để phục vụ cho việc học tập cũng như các hoạt động khác.

(Truyền Thông)


Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5917&pid=2064&lang=vi-VN