Khi nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, các doanh nghiệp tổ chức, cá nhân phải đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi. Vậy hồ sơ và trình tự thực hiện thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi như thế nào và thực hiện nộp ở cơ quan nào? Hãy cùng tìm hiểu sau đây nhé.

Xem nhanh

1. Kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu là gì?
2. Quy định về kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
3. Hồ sơ kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
4. Mẫu giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu mới nhất hiện nay
5. Trình tự các bước đăng ký kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
6. Xử lý khi kiểm tra thức ăn chăn nuôi có vi phạm chất lượng
7. Dịch vụ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
8. THÔNG TIN LIÊN HỆ
1. Kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu là gì?
Kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu hay chứng nhận hợp quy sản phẩm nhập khẩu là quy trình bắt buộc và tất yếu đối với tất cả các dòng sản phẩm nước ngoài nhập vào Việt Nam nhằm đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng và tình chính sác của sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

2. Quy định về kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
Ngày 21/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi (sau đây gọi tắt là Nghị định số 13/2020/NĐ-CP). Nghị định sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/3/2020, theo đó quy định về việc kiểm tra nhà nước chất lượng thức ăn chăn nuôi (TĂCN) nhập khẩu có một số quy định mới so với quy định tại Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04/4/2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản (sau đây gọi tắt là Nghị định số 39/2017/NĐ-CP).

2.1 Đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu đã có quy chuẩn kỹ thuật
a) Thức ăn chăn nuôi đã có quy chuẩn kỹ thuật (QCVN) bao gồm:

- Nhóm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc (bao gồm cả thức ăn tinh hỗn hợp cho bê và bò thịt) quy định tại QCVN 01-183:2016/BNNPTNT (ban hành kèm theo Thông tư số 27/2016/TT-BNNPTNT ngày 26/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT).

- Các loại nguyên liệu TĂCN quy định tại QCVN 01-78:2011/BNNPTNT (ban hành kèm theo Thông tư số 61/2011/TT-BNNPTNT ngày 12/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT). Các nguyên liệu này thuộc nhóm TĂCN truyền thống (theo quy định tại Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi).

b) Hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước Về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu:

- Các sản phẩm thức ăn chăn nuôi truyền thống quy định tại QCVN 01-78:2011/BNNPT

NT: Thành phần hồ sơ quy định tại điểm a, b và c khoản 3 Điều 18 của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP, theo đó “Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp" tại điểm c là quy định mới so với quy định của Nghị định số 39/2017/NĐ-CP.

- Các sản phẩm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc (bao gồm cả thức ăn tinh hỗn hợp cho bê và bò thịt) quy định tại QCVN 01-183:2016/BNNPTNT, thành phần hồ sơ quy định tại điểm a và b khoản 3 Điều 18 của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP: quy định này không thay đổi so với quy định tại Nghị định số 39/2017/NĐ-CP.

Vinacontrol CE được Bộ nông nghiệp Phát triển Nông thôn chỉ định cấp phép chứng nhận hợp quy và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.

c) Biện pháp kiểm tra và trình tự kiểm tra:

- Đối với thức ăn chăn nuôi truyền thống và thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh đã có QCVN: Biện pháp kiểm tra thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 18 của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP. Đây là nhóm sản phẩm được áp dụng biện pháp kiểm tra sau thông quan, theo đó người nhập khẩu được lựa chọn biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng dựa trên kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân hoặc kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký theo quy định của pháp luật.

- Đối với thức ăn đậm đặc (bao gồm cả thức ăn tinh hỗn hợp cho bê và bò thịt) đã có QCVN: Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 18 của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP. Đây là nhóm sản phẩm được áp dụng biện pháp kiểm tra trước thông quan, quy định này không thay đổi so với quy định tại Nghị định số 39/2017/NĐ-CP.

- Trình tự kiểm tra được quy định khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (trích dẫn tại khoản 4 Điều 18 của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP).

d) Chỉ tiêu kiểm tra của mẫu đại diện cho lô hàng nhập khẩu:

Chỉ tiêu kiểm tra của mẫu đại diện cho lô hàng nhập khẩu là tất cả các chỉ tiêu quy định trong QCVN tương ứng và ít nhất 01 chỉ tiêu chất lượng trong tiêu chuẩn công bố áp dụng (theo quy định tại Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng – Mẫu số 12 TACN Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP).

Đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu việc kiểm tra chất lượng sản phẩm thường được tiến hành theo Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.

Cơ quan kiểm tra tiếp nhận hồ sơ, xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng trên Giấy đăng ký kiểm tra của người nhập khẩu và ra Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng TĂCN nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng là Cục Chăn nuôi hoặc Cục Bảo vệ thực vật hoặc Cục Thú y theo phân công nhiệm vụ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2.2 Đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu chưa có quy chuẩn kỹ thuật
Việc kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu được tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 39/2017/NĐ-CP đến hết ngày 30/6/2020 (quy định tại khoản 5 Điều 34 của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP).

3. Hồ sơ kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
Để đăng ký kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu. Tổ chức, cá nhân cần chuẩn bị các hồ sơ sau đây:

- Tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu, địa chỉ, điện thoại, fax; Tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại; Đặc tính kỹ thuật, xuất xứ, nhà sản xuất; Khối lượng, số lượng; Cửa nhập khẩu; Thời gian nhập;

- Hợp đồng (Contract)

- Danh mục hàng hóa (Packing list)

- Vận đơn (Bill of Lading)

- Hóa đơn (Invoice)

- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu; Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật; Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

4. Mẫu giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu mới nhất hiện nay
Mẫu giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu được quy định tại Mẫu số 12.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 13/2020/NĐ-CP như sau:

Chị Hằng cung cấp giúp em mẫu được không ạ. Để lúc đăng bài e đính kèm lên ạ

5. Trình tự các bước đăng ký kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
a) Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này đến cơ quan kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan kiểm tra trả lời tính đầy đủ của hồ sơ;

b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan kiểm tra thẩm định nội dung hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cơ quan kiểm tra yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Trường hợp đạt yêu cầu, cơ quan kiểm tra xác nhận vào Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng để tổ chức, cá nhân làm thủ tục theo quy định tại điểm c, điểm d khoản này;

c) Đối với thức ăn chăn nuôi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này: Tổ chức, cá nhân được phép thông quan ngay sau khi hoàn tất thủ tục hải quan. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan lô hàng, tổ chức, cá nhân nộp kết quả đánh giá sự phù hợp cho cơ quan kiểm tra. Tổ chức, cá nhân phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả tự đánh giá sự phù hợp và bảo đảm lô hàng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp lô hàng có kết quả kiểm tra không phù hợp, tổ chức, cá nhân phải báo cáo cơ quan kiểm tra hoặc tổ chức chứng nhận hợp quy phải thông báo cho cơ quan kiểm tra để xử lý theo quy định của pháp luật;

d) Đối với thức ăn chăn nuôi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này: Tổ chức, cá nhân hoàn tất thủ tục khai báo hải quan, lựa chọn tổ chức chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi được chỉ định để đánh giá sự phù hợp của lô hàng. Trường hợp lô hàng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, tổ chức chứng nhận hợp quy cấp Giấy chứng nhận hợp quy cho lô hàng để tổ chức, cá nhân nộp cho cơ quan hải quan làm thủ tục thông quan, đồng thời thông báo cho cơ quan kiểm tra.

Trường hợp lô hàng có kết quả kiểm tra không phù hợp, tổ chức chứng nhận hợp quy thông báo cho cơ quan kiểm tra để xử lý theo quy định của pháp luật.

6. Xử lý khi kiểm tra thức ăn chăn nuôi có vi phạm chất lượng
Xử lý thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng được tiến hành theo Điều 20 Nghị định 13/2020/NĐ-CP:

- Thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng bị xử lý bằng một hoặc một số biện pháp sau đây:

+ Buộc tái xuất: Tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng bị áp dụng biện pháp tái xuất phải thực hiện thủ tục tái xuất theo quy định của pháp luật về hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan và nộp hồ sơ tái xuất về cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi;

+ Buộc tiêu hủy: Tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng bị áp dụng biện pháp tiêu hủy phải ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân có chức năng tiêu hủy hàng hóa vi phạm. Nội dung hợp đồng phải nêu rõ biện pháp tiêu hủy để cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi giám sát;

+ Buộc tái chế: Tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng bị áp dụng biện pháp tái chế phải thực hiện tái chế sản phẩm theo phương án phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm sản phẩm sau khi tái chế có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng; báo cáo phương án và kết quả tái chế cho cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi để giám sát khi cần thiết;

+ Buộc chuyển mục đích sử dụng: Tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng bị áp dụng biện pháp chuyển đổi mục đích sử dụng phải chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm theo phương án phù hợp với quy định của pháp luật; báo cáo phương án và kết quả chuyển đổi mục đích sử dụng cho cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi để giám sát khi cần thiết;

+ Buộc cải chính thông tin: Tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng bị áp dụng biện pháp cải chính thông tin phải thực hiện cải chính thông tin sản phẩm theo kết quả kiểm tra thực tế trên nhãn hoặc tài liệu kèm theo trước khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường hoặc trước khi sử dụng.

- Giám sát việc tiêu hủy đối với thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng được quy định như sau:

+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện giám sát việc tiêu hủy đối với thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng trên địa bàn, lập biên bản giám sát theo quy định tại điểm b khoản này theo thẩm quyền và giám sát khi có yêu cầu của cơ quan kiểm tra thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

+ Biên bản giám sát việc tiêu hủy thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng phải có các thông tin sau: Căn cứ pháp lý, lý do; thời gian, địa điểm; thành phần tham gia; tên, chủng loại, nguồn gốc, xuất xứ, số lượng, hiện trạng sản phẩm; biện pháp tiêu hủy và các nội dung cần thiết khác.

Biên bản giám sát tiêu hủy phải được xác nhận của đại diện các bên tham gia giám sát và tổ chức, cá nhân có sản phẩm bị tiêu hủy.

- Tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng bị áp dụng các biện pháp xử lý quy định tại khoản 1 Điều này phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc xử lý.

- Trường hợp thức ăn chăn nuôi vô chủ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc xử lý, bố trí kinh phí để xử lý.

7. Dịch vụ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
Thiên Di cung cấp dịch vụ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thành hồ sơ và nhận được giấy chứng nhận chất lượng theo đúng quy định của Nhà nước.

Lựa chọn Thiên Di, Quý doanh nghiệp sẽ được trải nghiệm quy trình làm việc chuyên nghiệp với sự phục vụ tận tình của đội ngũ chuyên gia, hỗ trợ giàu kinh nghiệm:

Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cần thiết theo đúng quy định pháp luật.
Hỗ trợ đề nghị đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
Đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, đánh giá điều kiện thực tế cơ sở, khắc phục các vấn đề còn tồn tại… cho đến khi nhận được giấy chứng nhận xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
thủ tục nhập khẩu thức ăn

Hãy liên hệ với Thiên Di để chúng tôi tư vấn dịch vụ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tốt nhất - nhanh chóng nhất - tiết kiệm nhất:

8. THÔNG TIN LIÊN HỆ
Địa chỉ: Số 60 Lê Trung Nghĩa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM

Điện thoại: 028.6293 9377

Email: info@luatthiendi.com

Website: luatthiendi.com