Sau đây Luật Tiền Phong sẽ chia sẻ cho các bạn về thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai và trình tự theo quy định pháp luật.
Nhà nước khuyến khích việc các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai ở cơ sở. Trường hợp tranh chấp không tự hòa giải được thì sẽ gửi đơn lên UBND cấp xã nơi có đất hòa giải.
Khi nhận được đơn yêu cầu hòa giải tránh chấp đất của người dân, thì UBND Xã có trách nhiệm:
- Thẩm tra xác minh tìm hiểu nguyên nhân gây tranh chấp, Thu thập giấy tờ liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng và hiện trạng.
- Thành lập hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải.
- Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Lưu ý; Việc hòa giải chỉ được thực hiện nếu có mặt cả 2 bên tranh chấp.
Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người SDĐ thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến phòng tài nguyên và môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Việc hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, có chữ kí của chủ tịch hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải.
Trường hợp tranh chấp mà đương sự không có giấy chứng nhận hoặc không cso một trong những loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức: Khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự hoặc nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Đất đai.
Mọi vấn để thắc mắc cần giải quyết vui lòng liên hệ;
Công ty Luật tiền Phong
Tổng đài tư vấn luật: 1900 6289
Email: info@luattienphong.vn/
Nhà nước khuyến khích việc các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai ở cơ sở. Trường hợp tranh chấp không tự hòa giải được thì sẽ gửi đơn lên UBND cấp xã nơi có đất hòa giải.
Khi nhận được đơn yêu cầu hòa giải tránh chấp đất của người dân, thì UBND Xã có trách nhiệm:
- Thẩm tra xác minh tìm hiểu nguyên nhân gây tranh chấp, Thu thập giấy tờ liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng và hiện trạng.
- Thành lập hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải.
- Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Lưu ý; Việc hòa giải chỉ được thực hiện nếu có mặt cả 2 bên tranh chấp.
Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người SDĐ thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến phòng tài nguyên và môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Việc hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, có chữ kí của chủ tịch hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải.
Trường hợp tranh chấp mà đương sự không có giấy chứng nhận hoặc không cso một trong những loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức: Khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự hoặc nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Đất đai.
Mọi vấn để thắc mắc cần giải quyết vui lòng liên hệ;
Công ty Luật tiền Phong
Tổng đài tư vấn luật: 1900 6289
Email: info@luattienphong.vn/