BÙN VI SINH HOẠT TÍNH
http://moitruongphongphu.com/he-thong-xu-ly-nuoc-thai.htlm hay còn gọi http://moitruongphongphu.com/he-thong-xu-ly-nuoc-thai.htlmtính là tập hợp các vi sinh vật khác nhau, chủ yếu là vi khuẩn có khả năng ổn định chất hữu cơ hiếu khí được tạo nên trong quá trình sinh hóa hiếu khí, được giữ lại  ởhttp://moitruongphongphu.com/he-thong-xu-ly-nuoc-thai.htlm.
Trong bùn sinh học, có chứa các chủng vi sinh có lợi trong các công trình xử lý nước thải. Vi sinh vật sẽ sử dụng các chất hữu cơ trong nước thải làm chất dinh dưỡng, vì thế sẽ loại bỏ các chất hữu cơ độc hại ra khỏi nguồn nước.
1.      Vai trò cụ thể của vi sinh trong xử lý nước thải:
Bùn vi sinh hoạt tính là tập hợp các vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh…tạo thành các bông bùn xốp, dễ hấp thụ chất hữu cơ và dễ lắng.
Khi đưa nước thải vào công trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học (sử dụng vi sinh, bùn hoạt tính), các chất bẩn ở trạng thái hòa tan, keo và không hòa tan phân tán nhỏ sẽ được hấp thụ lên bề mặt tế bào vi khuẩn.
Quá trình này gồm 3 giai đoạn sau:
a)     Khuếch tán, chuyển dịch và hấp thụ chất bẩn từ môi trường nước lên bề mặt tế bào vi khuẩn.
b)     Oxy hóa ngoại bào và vận chuyển các chất bẩn hấp thụ được qua màng tế bào vi khuẩn.
c)     Chuyển hóa các chất hữu cơ thành năng lượng, tổng hợp sinh khối từ chất hữu cơ và các nguyên tố dinh dưỡng khác bên trong tế bào vi khuẩn.
Chính vì vậy, vi khuẩn là những nhóm vi sinh quan trọng nhất trong việc phân hủy các chất hữu cơ và thành phần cấu tạo chủ yếu của bùn hoạt tính.
Tuy nhiên, bản chất của hợp chất hữu có trong nước thải sẽ xác định loại vi khuẩn nào là chủ đạo.
2.      Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh vật – bùn vi sinh:
a)     Ảnh hưởng của quá trình khuấy trộn: Việc khuấy trộn nước thải trong các bể xử lý sinh học sẽ làm tăng cường sự phân chia bông bùn hoạt tính làm tăng khả năng tiếp xúc với các chất ô nhiễm của vi sinh vật. Quá trình khuấy trộn mãnh liệt sẽ giúp tăng hiệu quả xử lý.
b)     Ảnh hưởng của nhiệt độ: Tốc độ xử lý các chất hữu cơ của vi sinh vật tăng khi nhiệt độ tăng. Trong thực tế nên duy trì nhiệt độ của nước thải trong khoảng 20 đến 300C. Khi nhiệt độ tăng quá ngưỡng 400C có thể dẫn tới vi sinh vật bị chết, ở nhiệt độ quá thấp, tốc độ xử lý sẽ bị giảm và vi sinh vật chậm thích nghi với môi trường. Trong phạm vi nhiệt độ tối ưu khi nhiệt độ tăng 100C thì hiệu quả xử lý tăng gấp 2 lần. Tuy nhiên, khi nhiệt độ tăng thì hằng số Henry tăng dẫn tới lượng oxy hòa tan trong nước bị giảm.
c)     Ảnh hưởng của kim loại nhẹ: Vi sinh vật có khả năng hấp thụ được các muối của kim loại nặng. Khi đó hoạt động sinh hóa của chúng bị giảm, khi nồng độ kim loại nặng tăng cao, hoạt động của vi sinh dạng sợi phát triển dẫn tới bùn hoạt tính khó lắng (tạo bông bùn nhẹ).
Theo mức độ ảnh hưởng của các kim loại nặng có thể xắp xếp như sau :
Sb > Ag > Cu > Hg > Co > Ni> Pb > Cr3+ > V > Cd > Zn > Fe
Hàm lượng các muối khoáng vượt quá giá trị cực đại cho phép sẽ ảnh hưởng xấu tới tốc độ xử lý nước thải.

d)     Ảnh hưởng của các chất dinh dưỡng: Hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng phụ thuộc vào thành phần của nước thải và tỷ lệ chúng được xác định bằng thực nghiệm.
Để tính toán sơ bộ người ta chọn tỷ lệ BOD : N : P = 100 : 5 :1. Tỷ lệ này có thể giảm xuống do việc bổ sung dinh dưỡng vào nước thải rất tốn kém. Khi xử lý ổn định thì có thể duy trì ở mức BOD : N : P = 200 : 5 :1.
Ngoài các yếu tố trên thì pH cũng là một tố quyết đinh tới quá trình tạo emzim trong tế bào và quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng vào tế bào. Khoảng pH tối ưu cho vi sinh vật vào khoảng 6.5 – 8.5.
 
Quý doanh nghiệp có nhu cầu về  thiết kế xử lý nước thải hay các vấn đề về khắc phục sự cố trong quá trình vận hành, xin vui lòng liên hệ đến công ty chúng tôi:
Công ty TNHH TV TM KHKT Phong phú.
Ngọc Chi_0918787205, 0918787089.
Địa chỉ: 217, Nguyễn Thái Sơn, phường 7, quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh.
Email: congtyphongphujsc@gmail.com
Điện thoại: 08.38942589 – 82.


Tags: #bùn-hoạt-tính #bùn-vi-sinh-hoạt-tính #bể-lắng-ii