GIÀN MƯA - THÁP LÀM THOÁNG TỰ NHIÊN TRONG XỬ LÝ SẮT
"Ở đâu có nước ở đó có sự sống" vì sự sống đầu tiên đã xuất hiện từ nước,và chính "hạt sự sống" đã phát triển thành một thế giới sinh vật ngày nay.
Vì vậy, để đảm bảo cho chất lượng cuộc sống tốt hơn, với thực tế hiện nay nhiều nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng nề và đã ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Trong đó, nước ngầm (nước dưới đất) là một trong những nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề nhất bởi thành phần của nước có chứa rất nhiều sắt, là một chất cũng khá khó xử lý.
Nói về vấn đề xử lý sắt, chúng ta có thể kể đến giàn mưa (hay còn gọi là http://moitruongphongphu.com/giay-phep-khai-thac-nuoc-ngam.htlm.
1.      Khái niệm:
Giàn mưa hay còn gọi là công trình làm thoáng tự nhiên do nước phun thành tia hay thành màng mỏng chảy trong không khí.
Có khả năng thu được lượng http://moitruongphongphu.com/giay-phep-khai-thac-nuoc-ngam.htlm bằng 55% lượng oxi bão hòa và có khả năng khử được 75 đến 80% lượng CO2 để điều chỉnh pH (nhưng lượng CO2 còn lại sau làm thoáng không xuống thấp hơn 5 đến 6 mg/l).
2.      Cấu tạo:
a)     Hệ thống phân phối nước:
Máng phụ vuông góc với máng chính có tiết diện hình chữ V với các răng cưa ở của mép trên.
Một máng chính có tiết diện hình chữ nhật.
b)     Sàn tung nước:
Được đặt dưới máng phân phối với khoảng cách 0.6m.
Sàn tung được làm bằng ván gỗ hoặc sàn tre.
Sàn làm bằng ván gỗ thì gồm các ván rộng 20cm và đặt cách nhau 10cm.
Sàn làm bằng tre làm bằng nửa cây tre xếp cách mép nhau 5cm.
c)     Sàn đổ lớp vật liệu tiếp xúc: nằm phía sàn tung nước.
Bao gồm: 1 đến 4 sàn bố trí cách nhau 0.9m, sàn đổ lớp vật liệu tiếp xúc có thể làm bằng tôn hay bêtông có xẻ khe hoặc đục lỗ. Tỷ lệ khe hoặc lỗ chiếm 30 đến 40% diện tích sàn.
Ngoài ra, người ta còn dùng các thanh tra hoặc gỗ đặt cách nhau 2cm. Phía trên mỗi sàn đổ lớp vật liệu tiếp xúc dày từ 30 đến 40 cm. Lớp vật liệu này có chức năng chia nước thành những màng mỏng xung quanh vật liệu tiếp xúc để tăng khả năng tiếp xúc giữa nước  và không khí.
d)     Hệ thống thu, thoát khí và ngăn nước: Cửa chớp
Để có thể thu oxy của khí trời, khử CO2, đồng thời đảm bảo nước không bắn ra ngoài , người ta thiết kế hệ thống của chớp vào giàn mưa.
Góc nghiêng giữa các chớp với mặt phẳng nằm ngang là 450, khoảng cách giữa hai cửa chớp kế tiếp là 200 mm với chiều rộng mỗi cửa là 200 mm.
Cửa chớp được bố trí ở xung quanh trên toàn bộ chiều cao của giàn mưa, nơi có bề mặt tiếp xúc với không khí.
e)     Sàn thu nước:
Sàn thu nước: sàn thu nước làm bằng bêtông cốt thép được đặt dưới giàn mưa có độ dốc 0.02 về phía ống dẫn nước qua công trình tiếp theo (thường là bể trộn hoặc bể lắng tiếp xúc).
Để thu được nhiều oxy của khí trời hơn và đuổi được nhiều khí CO2 có trong nước hơn, sàn được thiết kế theo hình dáng mỏng và kéo dài theo hướng vuông góc với lượng gió chính.
Ngoài ra, còn có các bộ phân khác như ống dẫn nước lên giàn mưa, ống dẫn nước qua công trình tiếp theo, ống thoát nước và các vòi ống dùng để thau rửa giàn mưa.
3.      Nhiệm vụ chính của giàn mưa:
Như vậy, nhiệm vụ chính của giàn mưa là cung cấp oxy để oxy hóa hoàn toàn sắt (II) thành hợp chất hydroxit Fe(OH)3 kết tủa dễ lắng đọng để khử ra khỏi nước bằng lắng và lọc.
 
Để có được sự lựa chọn phù hợp nhất về công nghệ xử lý nước ngầm, xin vui lòng liên hệ đến công ty chúng tôi:
Công ty TNHH TV TM KHKT Phong Phú.
Ngọc Chi_0918787205, 0918787089.
Địa chỉ: 217, Nguyễn Thái Sơn, phường 7, quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh.
Email: congtyphongphujsc@gmail.com
Điện thoại: 08.38942589 - 82


Tags: #giàn-mưa #làm-thoáng-tự-nhiên #oxy-hòa-tan