Khi dự thảo được công bố, các môn ngoại ngữ được bổ sung vào chương trình nhận được khá nhiều sự quan tâm. Giờ đây, ngoài tiếng Anh, các em học sinh sẽ có cơ hội học thêm nhiều ngôn ngữ khác nữa, chi tiết có trong bài viết sau.
[*]
[list=margin-top:0;margin-bottom:0;padding-inline-start:48px;]
[*]
Chương trình giáo dục phổ thông mới: “Mở khóa” thêm nhiều lựa chọn ngôn ngữ cho học sinh
[list=margin-top:0;margin-bottom:0;padding-inline-start:48px;][*]
Nhóm ngoại ngữ bắt buộc
[/list]Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các môn ngoại ngữ trong chương trình phổ thông mới sẽ được chia làm 2 nhóm: Ngoại ngữ 1 (bắt buộc) và ngoại ngữ 2 (tự chọn). Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhóm 1 trước.
Ngoại ngữ 1 trong chương trình giáo dục phổ thông mới gồm có: Tiếng Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga và Nhật Bản
- Tiếng Pháp: Bộ môn tiếng Pháp sẽ được xây dựng theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc cho người Việt Nam. Nội dung giảng dạy không chỉ có ngôn ngữ, mà còn là văn hóa, lối sống hằng ngày, gần gũi của người dân Pháp.
- Tiếng Trung Quốc: Nội dung của môn ngôn ngữ Trung Quốc chủ yếu gồm có ngữ âm, Hán tự, từ vựng, ngữ pháp, dựa trên tiếng Trung phổ thông. Mục tiêu là nhằm trang bị cho các em các kỹ năng giao tiếp cơ bản.
- Tiếng Nga: Tiếng Nga tuy không còn quá phổ biến như trước đây, song vẫn là ngôn ngữ được người Việt chuộng học, số lượng người Việt sang Nga học tập, công tác cũng khá nhiều. Do đó, đây vẫn là ngôn ngữ nên được thêm vào chương trình.
- Tiếng Nhật Bản: Nhờ vào sự phát triển của hợp tác kinh tế và văn hóa Việt - Nhật, môn tiếng Nhật được đông đảo học sinh theo học. Trang bị sớm cho các em ngôn ngữ này từ chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ rất có ích cho sau này.
[list=margin-top:0;margin-bottom:0;padding-inline-start:48px;]
[*]
Nhóm ngoại ngữ tự chọn
[/list]Theo công bố chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tiếng Hàn Quốc và tiếng Đức không phải là 2 môn bắt buộc, mà sẽ thuộc nhóm 2 - ngoại ngữ tự chọn. Tuy nhiên, do nhu cầu học hai môn này tăng cao, đặc biệt là tiếng Hàn Quốc, nên Bộ đang thí điểm để xem xét đưa 2 môn này lên nhóm ngoại ngữ 1. Lộ trình mục tiêu cho 2 ngôn ngữ này như sau:
- Kết thúc lớp 6: Học sinh đạt trình độ bậc 1;
- Kết thúc lớp 9: Học sinh đạt trình độ bậc 2;
- Kết thúc lớp 12: Học sinh đạt trình độ bậc 3, hoàn tất chương trình.
Tóm lại, chương trình giáo dục phổ thông mới mở ra cho học sinh nhiều lựa chọn ngoại ngữ hơn, giúp các em có sự chuẩn bị từ sớm trong độ tuổi tiếp thu ngoại ngữ tốt nhất (dưới 18 tuổi). Điều này sẽ hạn chế được tình trạng học ngoại ngữ muộn, kém hiệu quả, khiến các em lỡ mất nhiều cơ hội học tập và làm việc hấp dẫn.