So với nam giới, nữ giới có tỉ lệ mắc bệnh trĩ cao hơn (3:1) nhất là những chị em làm việc văn phòng hay trải qua quá trình mang thai, sinh nở. Một điều đáng chú ý, do cấu tạo âm đạo mở và gần hậu môn, nên mầm bệnh từ hậu môn dễ tấn công gây viêm, do đó trĩ ở phụ nữ về cơ bản sẽ nguy hiểm hơn. Cùng tìm hiểu ngay 5 dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ chị em nhất định phải biết để phòng và trị bệnh kịp thời.

NGUYÊN NHÂN PHỤ NỮ DỄ MẮC BỆNH TRĨ?
So với đàn ông, phụ nữ dễ mắc bệnh trĩ hơn, có đến hơn 45% phụ nữ từng mang thai, sinh con mắc căn bệnh này. Hoặc những người có chế độ dinh dưỡng không khoa học, ít vận động là đối tượng thường xuyên bị trĩ “ghé thăm”. Cụ thể:
+ Thói quen ăn uống thiếu khoa học, ăn ít chất xơ và hay dùng đồ ăn nhanh, đồ ăn vặt, thức ăn dầu mỡ… khiến phân khô và cứng, khó đại tiện, gây táo bón và lâu dần dẫn đến trĩ.
+ Chế độ sinh hoạt không hợp lý, thường gặp ở những chị em lười vận động, đại tiện rặn mạnh, ngồi trong toilet quá lâu hay có quan hệ tình dục qua đường hậu môn…
HCM - 5 dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ chị em nhất định phải biết và điều trị sớm 5-dau-hieu-benh-tri-o-phu-nu-chi-em-nhat-dinh-phai-biet

+ Tính chất công việc ngồi nhiều, đứng lâu (như nhân viên văn phòng, thợ may…) tạo áp lực lên vùng bụng, hậu môn, cản trở lưu thông máu và hình thành búi trĩ.
+ Phụ nữ mang thai ít vận động nhiều, cùng sự gia tăng kích thước bào thai… tạo áp lực lên vùng chậu cùng quá trình rặn sinh mạnh gây sưng phồng trĩ, lòi trĩ.
+ Táo bón kéo dài cũng là nguyên nhân hàng đầu gây trĩ ở nữ giới. Hơn nữa, đây cũng là nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn, đại tiện ra máu nhiều ở người bị trĩ…

5 DẤU HIỆU BỆNH TRĨ Ở PHỤ NỮ DỄ NHẬN BIẾT
Là phụ nữ, đa phần chị em sẽ nhạy cảm và tinh tế hơn đàn ông trong việc theo dõi những vấn đề sức khỏe. Do đó, nếu có bất thường ở hậu môn nhưng không biết bản thân có đang bị bệnh trĩ hay không? Thì hãy tham khảo ngay 5 dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ dưới đây và đối chiếu ngay nhé!

1/ Đi cầu ra máu – dấu hiệu đầu tiên của bệnh trĩ
Khi bị bệnh trĩ, nhất là trĩ nội phần lớn bệnh nhân sẽ có triệu chứng này. Nguyên nhân là do các búi trĩ hình thành, sưng phồng. Khi đại tiện, phân cọ xát vào búi trĩ gây tổn thương, chảy máu.
Ban đầu chị em sẽ thấy máu chỉ dính trên phân hay đại tiện xong chùi dính trên giấy vệ sinh. Nhưng càng về sau, bệnh càng nặng, lượng máu chảy càng nhiều. Có thể là chảy nhỏ giọt hay bắn thành tia.

2/ Đau rát vùng hậu môn
Đây là triệu chứng rất điển hình mà chị em nào cũng trải qua khi bị trĩ (dù là mắc trĩ nội hay trĩ ngoại). Cảm giác đau và nóng rát hậu môn tăng lên khi bệnh nhân ngồi nhiều, đại tiện hay mang vác nặng.
Cơn đau trĩ có thể là đau từng lúc hoặc đau liên tục; cảm giác đau có thể kéo dài vài giờ sau khi đại tiện xong… điều này phụ thuộc vào loại trĩ và mức độ bệnh.
HCM - 5 dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ chị em nhất định phải biết và điều trị sớm 5-dau-hieu-benh-tri-o-phu-nu-chi-em-nhat-dinh-phai-biet1


3/ Ngứa hậu môn
Ngứa hậu môn là hậu quả tất yếu và cũng là dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ dễ nhận biết. Triệu chứng ngứa ngáy khó chịu có thể diễn ra bên ngoài rìa hậu môn (đối với trĩ ngoại); hoặc ngứa sâu trong ống hậu môn, cảm giác như có con gì bò (đối với trĩ nội).
Tình trạng ngứa là do búi trĩ phát triển gây viêm, tiết dịch nhầy ẩm ướt và hôi; hơn nữa hậu môn bị “bí bách” bởi 2 lớp quần mỗi ngày, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển làm ngứa rát hậu môn. Bệnh nhân càng gãi càng ngứa!

4/ Sa (lòi) búi trĩ ra ngoài
Búi trĩ nếu không can thiệp chữa trị thì hoàn toàn không thể co (teo) lại được; mà sẽ phát triển ngày càng lớn, sa hẳn ra bên ngoài hoặc phát triển ngoằn ngoèo, bị tổn thương, viêm nhiễm, khiến cho bệnh càng nghiêm trọng hơn.
• Đối với trĩ ngoại: Búi trĩ như cục thịt thừa nằm ở rìa hoặc kẻ hậu môn, vị trí tiếp nối giữa cửa hậu môn với tầng sinh môn. Cục máu đông (xung huyết) có thể bị hấp thu để lại vùng da nhăn nheo gây ngứa và rát.
• Đối với trĩ nội: Búi trĩ sa ra ngoài ở giai đoạn 2 (có thể tự thụt vào được sau đại tiện); ở cấp độ 3,4 thì búi trĩ sa hẳn ra ngoài, phải dùng tay để nhét búi trĩ vào hậu môn.
HCM - 5 dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ chị em nhất định phải biết và điều trị sớm 5-dau-hieu-benh-tri-o-phu-nu-chi-em-nhat-dinh-phai-biet2


5/ Các dấu hiệu khác của bệnh trĩ
Bên cạnh những triệu chứng bệnh trĩ đặc trưng trên, chị em cũng cần chú ý thêm các dấu hiệu sau: Có vết bẩn dính ở đáy quần lót do dịch tiết hậu môn đọng lại, gây chàm hậu môn, sưng hậu môn, ngứa ở mép âm đạo do dịch tiết ở búi trĩ tiết…
⇒Cảnh báo: Trĩ ở phụ nữ là bệnh lý gây rất nhiều phiền toái cho chị em trong sinh hoạt, ảnh hưởng tâm lý, suy giảm ham muốn tình dục, gây viêm nhiễm phụ khoa, ảnh hưởng quá trình sinh nở. Đặc biệt, với trường hợp bệnh trĩ nặng gây thiếu máu do đi cầu ra máu, sa nghẹt trĩ, tắc mạch trĩ, bội nhiễm hậu môn, làm tăng nguy cơ ung thư hậu môn…

CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ Ở PHỤ NỮ HIỆU QUẢ, AN TOÀN
Là phụ nữ, ai cũng e ngại trong việc khám trĩ. Nhưng tâm lý càng e ngại, càng chủ quan, tự tìm cách chữa trị thì chỉ khiến bệnh ngày càng thêm nặng. Do đó, việc đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường nghi ngờ mắc bệnh trĩ để được chữa trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe, thời gian, tiền bạc.
Tùy từng giai đoạn của bệnh trĩ, loại trĩ mà chị em mắc là trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp… mà sẽ có các giải pháp điều trị trĩ phù hợp như sau:

Điều trị bằng thuốc
+ Chỉ định: Áp dụng điều trị trĩ nhẹ (cấp độ 1, 2), triệu chứng chưa có gì nghiêm trọng
+ Loại thuốc: Có thể bao gồm thuốc uống, thuốc đặt, thuốc bôi hậu môn,… tùy trường hợp
+ Tác dụng: Làm mềm phân, chống táo bón, hỗ trợ co teo búi trĩ, bảo vệ thành mạch hậu môn, giảm các triệu chứng đau rát và khó chịu tại chỗ…
HCM - 5 dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ chị em nhất định phải biết và điều trị sớm 5-dau-hieu-benh-tri-o-phu-nu-chi-em-nhat-dinh-phai-biet3

⇒ Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể tham khảo thêm các biện pháp chăm sóc, điều trị tại nhà để tăng hiệu quả chữa trị. Như là:
+ Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, giàu chất xơ để chống táo bón
+ Có thể ngâm hậu môn trong nước ấm hàng ngày
+ Lựa chọn quần lót mềm mại, rộng, dễ thấm hút mồ hôi
+ Không nên nhịn đi vệ sinh, chú ý tư thế ngồi đại tiện đúng cách

Điều trị bằng phẫu thuật (cắt trĩ)
Hiện nay, bệnh trĩ được điều trị bằng nhiều phương pháp cắt trĩ khác nhau phù hợp với tình trạng bệnh cụ thể, đem đến độ an toàn và hiệu quả cao. Như:
+ Thắt búi trĩ bằng vòng cao su
+ Chích xơ búi trĩ
+ Phẫu thuật Longo
+ Phẫu thuật cắt trĩ bằng PPH (trĩ nội)
+ Phẫu thuật cắt trĩ bằng HCPT (trĩ ngoại)
HCM - 5 dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ chị em nhất định phải biết và điều trị sớm 5-dau-hieu-benh-tri-o-phu-nu-chi-em-nhat-dinh-phai-biet4


Xem thêm thông tin về chúng tôi:
+ Báo Tiền Phong: Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu TPHCM - Luôn vì sự hài lòng của mọi bệnh nhân
+ Dân Trí: Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu - Địa chỉ “vàng” chăm sóc sức khỏe toàn diện
+ Báo Lao Động: Phòng khám Đa Khoa Hoàn Cầu: Chữa bệnh xương khớp bằng y học cổ truyền
+ Báo Gia Đình: Phòng khám Đa Khoa Hoàn Cầu: Khám chữa bệnh tận tâm – không lo về chi phí
+ Tin tức 24h: Phòng khám Đa Khoa Hoàn Cầu - Địa chỉ cắt bao quy đầu uy tín, chất lượng
+ Báo Pháp Luật: Khám nam khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu thế nào?
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀN CẦU
- Thời gian hoạt động: 8:00 – 20:00 mỗi ngày kể cả ngày lễ
- Địa chỉ phòng khám: 80-82 Châu Văn Liêm, P.11, Q.5, TP.HCM
- Website: Phòng khám đa khoa Hoàn cầu
- Hotline tư vấn: (028) 3923 9999