Để việc điều trị có hiệu quả thì hiểu biết về nguyên nhân gây ra bệnh rất quan trọng. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa khớp cổ chân.

NGUYÊN NHÂN GÂY THOÁI HÓA KHỚP CỔ CHÂN CẦN CHÚ Ý
Để điều trị thoái hóa khớp cổ chân hiệu quả, thì việc tìm ra nguyên nhân là bước đầu tiên và quan trọng của quá trình này. Theo đó, thoái hóa khớp cổ chân – bàn chân thường gặp ở người ngoài 30 tuổi, hoặc người từng bị chấn thương ở vùng này. Và theo thống kê thì nữ giới có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới.

Có rất nhiều nguyên nhân gây thoái hóa khớp cổ chân, dưới đây các chuyên gia xương khớp chỉ ra những yếu tố có nguy cao dẫn tới bệnh.

Thoái hóa khớp cổ chân tăng theo tuổi tác
Thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp cổ chân có thể gặp ở bất kì đối tượng nào, trong bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời. Tuy nhiên, tuổi tác càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng. Bởi sau 30 tuổi cơ thể dần bắt đầu lão hóa, trong đó xương khớp cũng dần bị bào mòn, mỏng đi; các chất dịch khớp ít dần, xương khớp kém linh hoạt hơn và quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.

Do chấn thương ở vùng cổ chân – bàn chân
Trong cơ thể người, bàn chân và vị trí cuối cùng và gần như chống đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể, thực hiện chức năng di chuyển, vận động. Do đó, khu vực cổ chân-mắt cá chân rất dễ gặp các chất thương, trong đó bong gân, trật khớp, lật sơ mi cổ chân… là các chấn thương thường gặp.

Và các chấn thương này nếu không xử lý đúng cách, có nguy cơ bị viêm và tăng nguy cơ thoái hóa xương khớp gấp 7 lần bình thường. Tốc độ thoái hóa cũng diễn ra nhanh hơn mặc dù chấn thương đã được điều trị khỏi. Thông kê cho thấy có hơn 70% các trường hợp bị thoái hóa khớp cổ chân từng có tiền sử chấn thương cổ chân-bàn chân.

Các bệnh lý xương khớp tăng nguy cơ thoái hóa
Nếu bệnh nhân mắc bệnh số bệnh lý ở khớp cổ chân như là viêm khớp dạng thấp, viêm khớp gout hoặc viêm khớp nhiễm khuẩn… thì triệu chứng thoái hóa sẽ xuất hiện sớm hơn và tiến triển cũng nhanh hơn.

Bên cạnh đó, một số bệnh lý ít gặp hơn nhưng cũng là yếu tố nguy cơ đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp cổ chân, như là: viêm khớp dạng thấp, hội chứng bàn chân khoèo, bệnh huyết học (máu khó đông, bệnh huyết sắc tố), bệnh hoại tử vô mạch…

Thoái hóa khớp cổ chân do yếu tố khác
- Người di chuyển nhiều, làm việc nặng nhọc khiến cổ chân chịu áp lực lớn

- Người thường xuyên đi giày cao gót, gót chân chịu lực và đau nhức

- Người ngồi hoặc đứng nhiều, ít vận động khiến cơ vùng cổ chân-bàn chân yếu hơn

- Tình trạng căng thẳng khớp và các chấn thương nhỏ ở cổ chân lặp lại nhiều lần (thường gặp hơn ở vũng công ba lê, cầu thủ đá bóng,…).

Nguồn: ** https://dakhoahoancautphcm.vn/nguyen-nhan-va-dau-hieu-nhan-biet-som-thoai-hoa-khop-co-chan.html

Thông tin liên hệ: Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu