Ngày nay, khi nền kinh tế ngày một phát triển, nhu cầu đi lại của người dân ngày một cao hơn, các phương tiện giao thông đặc biệt là xe máy cũng từ đó mà gia tăng đáng kể. Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại được thuận lợi mà các cửa hàng kinh doanh xăng dầu mọc lên một cách nhanh chóng, đi đôi với nó là vấn đề ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân và môi trường xung quanh.
Các tác động đến môi trường của trạm xăng, dầu:
Tác động đến môi trường không khí: Trong quá trình hoạt động của trạm xăng dầu, có các nguồn gây ô nhiễm không khí và các chất ô nhiễm chỉ thị bao gồm:
- Xăng dầu bay hơi (benzen, hydrocacbua…) phát sinh trong quá trình nhập, xuất xăng dầu;
- Khí thải từ các phương tiện giao thông ( bụi,CO, SO2, NOx,THC…)
- Các yếu tố vi khí hậu và vật lý như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng…
Nguồn phát sinh nước thải: Do đặc trưng về lĩnh vực hoạt động nên thường nguồn nước thải sinh hoạt chủ yếu từ hoạt động của nhân viên, cán bộ làm việc tại trạm xăng. ngoài ra, còn có nước thải từ nước mưa chảy tràn nhiễm bẩn do dầu trên mặt đất. vì vậy cần phải có hệ thống xử lý nước thải trước khi đưa ra môi trường bên ngoài.
Nguồn phát sinh khí thải: Khí thải chủ yếu từ các phương tiện vận chuyển ra vào đổ xăng, dầu và hơi xăng từ quá trình xuất nhập liệu. nguồn khí thải này tuy không liên tục, phân bố rải rác nhưng kho thu gom và quản lý. vì vậy cẩn phải có biện pháp hạn chế ô nhiễm cao.
Nguồn phát sinh chất thải rắn và các chất thải nguy hại: Thường là rác sinh hoạt và các chất thải nguy hại như: bao bì, đất cát, giẻ lau,…. cần phải có biện pháp thu gom và xử lý.
Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung: Từ các hoạt động chính của trạm xăng như phương tiện vận chuyển thường xuyên ra vào trạm.
Ngoài ra còn có các nguồn tác động không liên quan đến chất thải từ các sự cố môi trường như rò rỉ, tràn đổ xăng dầu, ga, khả năng gây cháy nổ cao.
Đối tượng lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ
- Đối tượng phải thực hiện chương trình giám sát môi trường (quan trắc môi trường): các cây xăng đang hoạt động và thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo Điều 16, Nghị định số 18/2014/NĐ-CP) và Kế hoạch bảo vệ môi trường (theo Điều 33, Luật Bảo vệ môi trường 55/2014/ QH 13 này 13/06/2014).
- Các dự án xây dựng cây xăng đã có giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường, giấy phê duyệt đánh giá tác động môi trường phải lập báo cáo giám sát môi trường.
Hồ sơ, giấy tờ cần thiết
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Quyền sử dụng đất/ Hợp đồng thuê đất
- Hóa đơn tiền điện, nước 6 tháng
- Sổ chủ nguồn thải
- Hợp đồng thu gom rác thải sinh hoạt
- Biên bản phòng cháy chữa cháy
Các bước thực hiện:
- Khảo sát thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án: nước thải, khí thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án
- Lấy mẫu nước thải, khí thải xung quanh
- Đánh giá chất lượng môi trường
- Đánh giá tác động của từng nguồn gây ô nhiễm
- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố
- Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án
- Trình nộp báo cáo lên cơ quan chức năng.
Việc lập http://moitruongphongphu.com/bao-cao-giam-sat-moi-truong-dinh-ky.htlmcho trạm xăng dầu là vô cũng cần thiết, nhằm giúp doanh nghiệp và cơ quan chức năng theo dõi, giám sát cũng như có các biện pháp xử lý phù hợp khi có sự cố xảy ra. Hãy liên hệ với chúng tôi – Công ty tư vấn môi trường Phong Phú để được tư vấn miễn phí.
http://moitruongphongphu.com/van-hoa-phong-phu.htlm
Phương Thanh – 0918787089
Đ/c: 217 Nguyễn Thái Sơn, Phường 7, Quận Gò Vấp
Email: Congtyphongphujsc@gmail.com
ĐT: 08.38942589-82